Thứ bảy, 11/01/2025 | 03:07
Hạn sử dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà người tiêu dùng xem xét trước khi quyết định mua một sản phẩm thực phẩm. Hiện nay, đối với sản phẩm chế biến bao gói sẵn được sản xuất trong nước và nhập khẩu, có nhiều cách ghi hạn sử dụng sản phẩm khác nhau, do đó người tiêu dùng cần có thông tin để hiểu về cách ghi hạn sử dụng của các sản phẩm thực phẩm để có thể sử dụng đúng cách tránh các hiểu lầm về hạn sử dụng sản phẩm và gây lãng phí thực phẩm.
Quy trình nhân giống cây Sâm đá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đi từ giai đoạn tạo nguồn mẫu ban đầu đến giai đoạn nuôi cấy ra rễ tạo cây hoàn chỉnh. Phương pháp này cho phép sản xuất được một số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn, chất lượng cây đồng đều, đáp ứng nhu cầu ươm tạo giống cây Sâm đá hiện nay.
Ở Đông Nam Á, quả, hoa và lá từ cây gắm tại Indonesia được coi là loại thực phẩm truyền thống tại đất nước này. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kumamoto, Nhật Bản nghiên cứu các loại thực vật trên khắp thế giới về các đặc tính y học hữu ích đã phát hiện ra rằng chiết xuất hạt Melinjo (MSE) kích thích sản xuất adiponectin, một loại hormone có lợi giúp cải thiện bệnh béo phì và tiểu đường.
Vi khuẩn lam độc và độc tố của chúng thường gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới hệ sinh thái tại các thủy vực nước ngọt. Sử dụng vật liệu nano trong kiểm soát bùng phát vi tảo đang là hướng đi mới có tiềm năng ứng dụng thực tế do khả năng kháng khuẩn cũng như các đặc tính lý-hóa của vật liệu.
Công nghệ nano và vật liệu nano đã được ứng dụng thành công ở một số nước nhằm tăng sản lượng và chất lượng cây trồng. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã tập trung và đánh giá hiệu quả mang lại khi sử dụng các hạt nano kim loại ở nhiều loài cây trồng khác nhau. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nano kẽm oxide (ZnO) và nano cobalt (Co) đối với quá trình nảy mầm của hạt đậu tương (Glycine max (L.) Merr), một loại cây trồng quan trọng ở Việt Nam được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ nảy mầ
“Công nghệ xử lý nước thải bằng hồ thủy sinh phủ hệ thực vật mới cỏ lông tây (Brachiaria Mutica), giải pháp xử lý nước thải các khu công nghiệp tập trung hướng đến phát triển bền vững” là công trình nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh hướng đến phát triển bền vững thân thiện với môi trường.
Sử dụng than và củi để đốt trực tiếp trong sấy nông sản - phương thức chế biến này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu sức khỏe người dân, tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm. Công nghệ lò đốt khí hóa sinh khối (VCBG) sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc này. Tuy nhiên, để nhân rộng vẫn cần môi trường chính sách phù hợp.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ sinh học đã sản xuất thành công sản phẩm TPCN dạng viên nang có tác dụng làm giảm các nồng độ lipid máu thông qua các chỉ số cholesterol, triglyceride, LDL-C và làm tăng HDL-C, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khở của người tiêu dùng.
Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện trích ly hỗ trợ vi sóng trong quá trình thu nhận polyphenol và khả năng kháng oxy hóa của dịch trích lá bồ ngót (Sauopus androgynous (L.) Merr).
Trong nghiên cứu này, các điều kiện để biểu hiện tạm thời gen mã hóa protein M của virus PRRS trong lá cây thuốc lá Nicotiana benthamiana bằng phương pháp thẩm lọc nhờ Agrobacterium tumefaciens đã được xác định.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kumamoto (Nhật Bản) đã phát triển một hệ thống đo lường khả năng chống oxy hóa của thực phẩm một cách nhanh chóng dễ dàng.
Mannitol là một đường rượu có mạch cấu trúc gồm 6 carbon có giá trị cho sức khỏe con người (năng lượng thấp, giảm chỉ số đường huyết, kiểm soát hàm lượng insulin, chống sâu răng và mang đặc tính prebiotic). Mannitol có đặc điểm không hút ẩm nên được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
“Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường tại Việt Nam” là Đề tài khoa học thuộc Đề án Phát triển và Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, đã được Bộ Công Thương giao cho Viện Công nghệ sinh học thực hiện.
Tinh dầu thu được từ quá trình chưng cất các bộ phận của cây như lá, thân, hoa, vỏ, rễ,… Trong những năm gần đây, công dụng của tinh dầu ngày càng được quan tâm.
Hiện nay ngày càng có nhiều loại thực phẩm có sẵn ở dạng thức ăn nhẹ với lượng chất béo được tối giản.
Quy trình tạo được CN (vi nhũ tương chitosan-neem), CND (chế phẩm kết hợp CN và dầu vỏ hạt điều) để sản xuất chế phẩm sinh học có tác dụng phòng trừ mọt gạo, bảo quản kho lương thực hiệu quả cao, thân thiện với môi trường.
Các công ty thực phẩm trên khắp thế giới đang chịu sức ép ngày càng lớn từ các tổ chức chính phủ trong việc minh bạch hơn về các thành phần được sử dụng trong thức ăn. Chính phủ các nước đang tiến hành các bước quan trọng để làm cho các mặt hàng thực phẩm trở nên an toàn hơn, từ đó dẫn đến việc ngày càng có nhiều chất và thành phần bị cấm sử dụng trong các sản phẩm dành cho người tiêu dùng.
Một nhóm các nhà khoa học vừa công bố trên tạp chí ACS Nano rằng, họ đã phát triển màng gỗ sinh học có thể phát quang, kháng nước, một ngày nào đó có thể được sử dụng để phát sáng.
Sáng ngày 18/11/2020, Viện Hóa học – Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự tiến hành thử nghiệm sản phẩm thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu công nghệ sản xuất hoạt chất nhân sâm Saponin Rh, Rg và chế phẩm adenosine, cordycepine, Polysaccharide, protein trọng lượng phân tử thấp từ Cordyceps militaries” thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì.
Trên thế giới, vani là hương vị phổ biến nhất mà chúng ta từng biết. Vanilla cũng là sản phẩm phổ biến trong ngành mỹ phẩm và dược phẩm, cụ thể trong nước hoa và thuốc. Nguồn tạo ra vani duy nhất là lan vani, được trồng ở những nơi nhiệt đới như Madagascar, Indonesia và Mexico. Shahnoo Khoyratty đã thực hiện bằng Tiến sĩ nghiên cứu tại Viện Sinh học Leiden về vai trò của nấm trong thực vật đối với sự phát triển của hương vani.