Thứ sáu, 27/12/2024 | 01:18
Công nghệ sinh học đang được nhiều quốc gia trên thế giới xem là ngành “mũi nhọn” để phát triển. Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới với những mục tiêu cụ thể.
Tính đến hết năm 2022, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu thu thập, đánh giá và bảo tồn 518 nguồn gen cây nguyên liệu dầu, trong đó gồm có 51 mẫu giống cây dừa, 3 mẫu giống cây phi long, 86 mẫu giống cây jatropha, 177 mẫu giống lạc, 91 mẫu giống vừng, 110 mẫu giống đậu tương. Bài viết này đánh giá một số nguồn gen cây một số cây nguyên liệu dầu.
Trong nghiên cứu này, chủng xạ khuẩn CXM4-1 có khả năng sinh enzym endoglucanase bền nhiệt được phân lập từ mùn gỗ tại phân xưởng nhiên liệu, nhà máy Giấy Bãi Bằng thuộc nhóm nâu xám, sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 20 – 550C, và pH 5 - 10, sử dụng được các nguồn đường D-glucose, L- arabinose, D- xylose, D- fructose, lactose...
Nghiên cứu trình bày quá trình xử lý màu trong nước thải sản xuất bột giấy bằng công nghệ ozone bọt mịn. Sự ảnh hưởng của các yếu tố như các phương pháp tạo ra các bọt ozone siêu nhỏ, nồng độ ban đầu của màu nước thải, pH dung dịch, độ mặn của dung dịch và những kết quả thu được bằng cách xây dựng phương trình động học bậc một được tiến hành làm rõ trong nghiên cứu này.
Trước đây, các tổ chức về an toàn trên thế giới đã đánh giá đường ăn kiêng là một sản phẩm an toàn và đưa ra quy định liều lượng sử dụng cho một số loại đường phổ biến. Tuy nhiên, mới đây WHO đã đưa ra tuyên bố ngược lại rằng aspartame, thành phần phổ biến trong nước ngọt có gas, keo cao su,… dùng cho mục đích ăn kiêng có khả năng gây ra ung thư loại B2.
Lúa mạch là nguyên liệu lâu đời dùng để sản xuất bia. Thế nhưng giờ đây bạn có thể thử một loại bia mới sản xuất từ hạt fonio. Đây là loại ngũ cốc được trồng lâu đời nhất ở Tây Phi và được đánh giá là có tiềm năng giải quyết các thách thức kinh tế và môi trường hiện đại. Vậy liệu hạt fonio có được dùng để sản xuất bia trong tương lai hay không? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Thịt nuôi cấy là sản phẩm thịt được sản xuất bằng cách “tái tạo lại quy trình tương tự với thịt ngoài tự nhiên”. Dù phương pháp này được đánh giá khá tốt nhưng vẫn có nhiều vấn đề phát sinh nếu muốn thương mại hoá sản phẩm này. Vậy đâu là lý do cho bài toán công nghệ về thịt nuôi cấy? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) là một loại thảo dược chứa nhiều các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe như flavonoid, alkaloid, stevioside. Nghiên cứu này nhằm mục đích chế biến được các sản phẩm trà và kẹo từ cỏ ngọt.
Ngày 19/7/2023, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Cục An toàn thực phẩm tổ chức khai mạc lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính năm 2023 cho các cán bộ công chức làm công tác quản lý an toàn thực phẩm tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và xã, phường thuộc thành phố Vinh.
Từ ngày 18/7/2023 đến ngày 20/7/2023, Ban Quản lý An toàn thực phẩm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố tổ chức 03 lớp tập huấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của các cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và quận/huyện phụ trách công tác giám sát an toàn thực phẩm.
Đậu nành là một trong những loại hạt với hàm lượng dinh dưỡng cao. Để nghiên cứu tạo ra sản phẩm sữa đậu nành lên men bởi các chủng Lactobacillus có hoạt tính probiotic có lợi cho sức khỏe, TS. Nguyễn Thị Lâm Đoàn - Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu, sử dụng vi khuẩn Probiotic lactobaclllus trong lên men sữa đậu nành.
Việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón sinh học không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Nhằm nghiên cứu để tạo ra quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm bột nấm men giàu kẽm có thành phần dinh dưỡng đa dạng, cân đối, đảm bảo vệ sinh an toàn làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất thực phẩm chức năng, TS. Nguyễn Thị Minh Khanh - Viện Công nghiệp Thực phẩm cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giàu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng”.
Nhận thấy phương pháp thủy phân protein bằng enzyme là một cách thích hợp tạo ra các axit amin, peptide có phân tử lượng nhỏ dễ hấp thụ, các nhà nghiên cứu của Viện Công nghiệp Thực phẩm đã thực hiện nghiên cứu xác định điều kiện thủy phân protein bằng enzyme trong sản xuất bột gạo lứt giàu axit amin.
Trong khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì, Viện Công nghiệp Thực phẩm đã được giao thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm lên men từ củ gừng Việt Nam”.
Ông Đặng Tiến Dũng và các cộng sự tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Sau thu hoạch đã ứng dụng công nghệ để biến những tấm da bò thải loại thành thức ăn chăn nuôi và phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp.
Ngày 20/7, Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT đã phối hợp với huyện Cẩm Thủy, Thanh Hoá khởi công dự án cấy tạo trầm hương trên cây Dó bầu bằng công nghệ sinh học, góp phần tạo ra Trầm hương chất lượng cao từ cây Dó bầu mà vẫn bảo vệ và phát triển bền vững của loại cây này.
TS Hoàng Phương Hà (Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) được biết đến là với vai trò chuyên nghiên cứu về vi sinh vật và tập trung vào một nhóm vi sinh vật có lợi đối với chất lượng nước và sức khỏe nói chung của tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu của TS Hoàng Phương Hà và các cộng sự đã và đang góp phần khai thác sức mạnh của các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ nuôi trồng thủy sản.
Nghị quyết số 36-NQ/TW về Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSN) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đặt ra mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta thành quốc gia có nền CNSH phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về CNSH, thuộc nhóm dẫn đầu châu Á.
Nghiên cứu "Tổng hợp lecithin chứa axit béo mạch trung bình" do tác giả Vũ Phương Lan thực hiện (Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp)