Thứ sáu, 27/12/2024 | 01:28
TS. Lưu Đàm Ngọc Anh, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, mới đây đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế số 36318 “Chế phẩm xua đuổi và phòng trừ côn trùng" theo quyết định số 39209/QĐ-SHTT ngày 6/6/2023.
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tuyển chọn được giống đậu tương mới có năng suất và hàm lượng dầu cao, góp phần tăng kinh tế cho người dân canh tác tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chiều 12.12, tại TP Quy Nhơn, Sở KH&CN phối hợp với Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành tổ chức Hội thảo Thực trạng và định hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Sinh học phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Tham dự hội thảo có chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan, DN nghiên cứu, cơ quan quản lý và các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, viện, trường trong tỉnh.
Nhằm hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày 13/12/2023 Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Văn Lang tổ chức sự kiện “Hợp tác công nghệ” với chủ đề “Quy trình sản xuất chế phẩm Chitosan từ vỏ tôm ứng dụng trong bảo quản rau quả”, trong đó Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) là đơn vị thực hiện.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP ngày 16/11/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Vừa qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai đã tiếp đón và làm việc cùng đoàn chấm điểm cuối năm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhận thấy các lợi ích từ hoạt chất tự nhiên của cây gừng gió, cây hoa hoè, cây mít, cây kế sữa… PGS.TS Nguyễn Đức Bách – Khoa Công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và bào chế được sản phẩm kem dưỡng làm trắng sáng da tự nhiên phù hợp với nhu cầu chăm sóc, bảo vệ da cho nhiều đối tượng người dùng và thị trường mỹ phẩm.
Các nhà khoa học của Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch, thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa hoàn thiện quy trình kéo dài thời gian bảo quản chanh dây và các giải pháp thiết bị liên quan, qua đó góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm sau thu hoạch, phục vụ nhu cầu xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Mới đây, tại Hà Nội, Hội nghị khoa học quốc gia về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ 8 với chủ đề “Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã diễn ra.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP ngày 16/11/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Với những lợi ích nhiều mặt, công nghệ sinh học (CNSH) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây được coi là giải pháp mang tính đột phá nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện địa hóa (CNH - HĐH).
Cấu tạo của hạt ngũ cốc ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất bia và cách áp dụng kiến thức này vào quá trình sản xuất bia không chứa gluten. Cùng Foodnk tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Công nghệ sản xuất nanoxenlulo đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Trung Quốc tập trung triển khai và hoàn thiện.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) đã phát triển thành công quy trình sản xuất axit lactic từ hạt mít đơn giản và hiệu quả cao.
Đề tài nhằm duy trì và phát triển nguồn gen vi sinh vật hiện có nhằm tạo cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghệ sinh học của đất nước.
Đề tài nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu, khảo sát, thu thập, bảo tồn và lưu giữ nguồn gen công nghiệp thực phẩm. Đồng thời, đánh giá nguồn gen và xây dựng cơ sở dữ liệu bảo tồn nguồn gen này.
Mặc dù công nghệ sinh học đóng góp rất nhiều cho sản xuất nhưng hiện mới chỉ có các công nghệ tầm phổ thông được ứng dụng thành công, vẫn “vắng bóng” việc ứng dụng các công nghệ cao. Do đó, thời gian tới, chúng ta cần tiếp cận và làm chủ, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của công nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học giữ vai trò quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y học, môi trường... phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nền công nghệ sinh học nước ta vẫn chưa theo kịp với nhu cầu phát triển. Làm sao để nâng cao hiệu quả của công nghệ sinh học, xây dựng ngành công nghiệp sinh học nước nhà thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng đang là một thách thức lớn.
Ngành công nghệ sinh học đến nay đã phát triển gần 30 năm, đạt được nhiều thành tựu, trong đó đã đào tạo được đội ngũ nhân lực về công nghệ sinh học từ bậc đại học đến tiến sĩ. Thế nhưng, nguồn nhân lực công nghệ sinh học vẫn còn thiếu hụt về số lượng và một số lĩnh vực còn yếu về chất lượng.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa triển khai dự án quốc tế "Mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh" do VACNE, GAHP, DEFRA tài trợ tại xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai).