Thứ sáu, 10/01/2025 | 18:58
Bộ Công Thương vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất thức ăn chăn nuôi thô xanh dạng lỏng bằng công nghệ vi sinh để nâng cao hiệu suất chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt lợn”.
UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, bệnh viêm nhiễm phụ khoa được coi là bệnh nhiễm trùng phổ biến đặc biệt ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Nhiều thống kê từ năm 2004 đến nay cho thấy, tỷ lệ chị em viêm nhiễm phụ khoa vẫn ở mức cao, chiếm đến 90%.
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu chất lượng của sản phẩm cà na lên men lactic cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men: chế độ tiền xử lý nguyên liệu, nồng độ muối, đường của dung dịch lên men ban đầu, theo dõi và ghi nhận kết quả sự thay đổi hàm lượng acid tổng tính theo acid lactic (%), pH dịch lên men, mật độ vi khuẩn lactic (log CFU/mL), màu sắc (giá trị b*) và độ cứng (N) của sản phẩm.
Nghiên cứu của TS Phan Thị Anh Đào (Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ) và cộng sự cho thấy, cao chiết từ rau răm có thể thay thế chất phụ gia hóa học trong việc bảo quản tôm thẻ chân trắng.
TS Hồ Thanh Tâm (32 tuổi), Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng nghiên cứu và ứng dụng những phương pháp kỹ thuật nuôi cấy sinh khối (gồm mô, cơ quan, tế bào thực vật) để tạo ra dược chất với hàm lượng tương đương cây trồng ngoài tự nhiên. Đây là cách để có thể chủ động nguồn dược liệu có hoạt chất sinh học cao trong nước khi nguồn ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
Bộ Công Thương mới đây đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Lactoferrin từ Pichia pastoris tái tổ hợp để sản xuất thực phẩm chức năng” do Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện. Đề tài thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học - Công nghệ Dược Sài Gòn đã điều chế thành công từ cây Lan kim tuyến các dạng chế phẩm có tiềm năng phát triển thành thuốc điều trị tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois tại Chicago đã phát hiện ra một kỹ thuật chỉnh sửa gen mới, cho phép lập trình các vết cắt tuần tự — hoặc chỉnh sửa — theo thời gian.
Nhóm giảng viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu sản xuất thành công khẩu trang “công nghệ xanh”. Ngoài những ưu điểm vượt trội về khả năng kháng khuẩn, đặc biệt sản phẩm do nhóm nghiên cứu sản xuất không tạo ra những hóa chất gây ô nhiễm môi trường.
Dị hùng hoa to (Heterostemma grandiflorum Cost.) là một loài thực vật có hoa trong họ Thiên lý (Asclepiadaceae), phân bố nhiều ở Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam,... Cho đến nay, theo tra cứu tư liệu của chúng tôi, chưa có công bố khoa học nào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài này.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Trinity và Dublin City phát hiện ra rằng mật ong Ailen có chứa dư lượng thuốc trừ sâu neonicotinoid.
Với nhiều khả năng như sinh tổng hợp enzym, các axít béo, tạo ra các axít hữu cơ…, vi nấm ngày càng có vai trò quan trọng trong công nghiệp thực phẩm nói riêng, trong chuyển hoá tự nhiên nói chung. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều ứng dụng của vi nấm được đưa vào sử dụng trong thực tiễn.
Bộ Công Thương đã tổ chức nghiệm thu đề tài "Hoàn thiện công nghệ sản xuất bánh men lá để ứng dụng trong sản xuất rượu truyền thống tại Thái Nguyên". Đề tài do KS. Nguyễn Thị Tuyết Lan - Công ty TNHH Tuấn Minh Spirit Thái Nguyên làm chủ nhiệm, nằm trong Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, Công nghệ sinh học là một trong 4 lĩnh vực khoa học công nghệ được Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Bằng việc tận dụng nguồn nguyên liệu tinh bột sắn sẵn có; áp dụng công nghệ sản xuất hiệu quả, đồng bộ… sản phẩm methyl-ß-cyclodextrin (M-ß-CD) do Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hoá dầu nghiên cứu và phát triển sẽ có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh.
Nghiên cứu nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của đậu nành bao gồm giống đậu nành, mật độ gieo, diện tích trồng và tối ưu hóa điều kiện sấy đậu nành nảy mầm để thu được hàm lượng isoflavone, polyphenol và GABA cao nhất, sau cùng thực hiện khảo sát quá trình nghiền hạt đậu nành nảy mầm với hàm mục tiêu là độ ẩm và tỉ lệ lọt rây để thu nhận chế phẩm bột cùng loại có kích thước hạt đồng nhất.
Bùn thải từ các trạm xử lý nước thải thường chứa một lượng lớn chất hữu cơ cũng như các hợp chất chứa Nitơ và Phospho… đây là các thành phần dinh dưỡng có thể tái sử dụng làm phân bón, chất cải tạo đất hay các sản phẩm hữu ích khác.
Nghiên cứu mới của Đại học Bang Bắc Carolina đã phát hiện ra rằng vi khuẩn Campylobacter tồn tại trong suốt quá trình chăn nuôi gia cầm — từ trang trại đến khi lên kệ hàng tạp hóa — và hai trong số các chủng phổ biến nhất đang trao đổi vật chất di truyền, có thể tạo ra nhiều chủng Campylobacter kháng kháng sinh và gây lây nhiễm.
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, các tỉnh, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) đối với 909 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: giò, chả, thịt lợn, gà, rau quả…