Thứ sáu, 29/03/2024 | 16:06

Thứ sáu, 29/03/2024 | 16:06

Tin tổng hợp

Cập nhật 09:30 ngày 24/02/2021

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, Công nghệ sinh học là một trong 4 lĩnh vực khoa học công nghệ được Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Đến nay đã đưa vào sản xuất 19 giống ngô bộ giống có thời gian sinh trưởng khác nhau nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất chất lượng.
Trong thời gian qua, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Trung ương ban hành như: Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020... Trên địa bàn tỉnh ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, trong đó có ban hành Đề án Phát triển khoa học, công nghệ nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của UBND tỉnh; Đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm 2020 tại Quyết định số 3528/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh; Đề án Ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 tại Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh....
Đến nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số thành tựu: Ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein, chế phẩm vi sinh, công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng. Đến nay đã đưa vào sản xuất bộ giống có thời gian sinh trưởng khác nhau nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất chất lượng gồm: 4 giống mía; 19 giống ngô; 5 giống lúa; 20 giống cây ăn quả các loại. Trong đó 2 giống nhãn chín muộn, 2 giống nhãn chín sớm; 4 giống bơ 3 giống xoài; 3 giống cam, quýt; hồng giòn MC1; thanh long ruột đỏ; bưởi da xanh; na Hoàng hậu; giống Tổng diện tích ghép cải tạo toàn tỉnh: 13.109 ha. Các giống sử dụng chủ yếu gồm: Giống nhãn: chín muộn, miền, Hưng Yên; Giống xoài: Đài Loan, Úc, Thái; Giống bơ: Booth7, Read, bơ ghép, bơ địa phương; Giống chanh leo Đài nông, Giống mận: Hậu, tam hoa; Giống cam: Cao Phong, địa phương, Vinh; Giống hồng: MC1, Thái Lan; Giống bưởi Diễn, da xanh, Tân Lạc, địa phương; Giống đào: Pháp, Mỹ, Hải Phòng.... Ứng dụng ghép cà chua trên gốc cà tím, nhập nội và nhân giống một số giống hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô: Hồng, lan, tuy líp từ Hà Lan, Đài Loan ... Các chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm bảo vệ thực vật, phân bón được sử dụng ngày càng nhiều trong phòng trừ dịch bệnh hại cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Ứng dụng công nghệ cấy chuyển phối giống bò sữa thuần chủng tại Mộc Châu, phối giống nhân tạo cho bò cái có kết quả bằng tinh của giống bò chất lượng cao (Brahman)....Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn chăn nuôi cho bà sữa tại Nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa TMR tại Mộc Châu, trang trại chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu, Vân Hồ, Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi (công nghệ khí sinh học, chế phẩm sinh học...) nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Ứng dụng công nghệ mô, hom trong chọn, tạo, nhân giống các giống cây lâm nghiệp như xoan, tếch, giôi.... Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lọc đàn cá bố mẹ; công nghệ sản xuất cá giống bằng phương pháp để vuốt và ấp trứng bằng bình vậy ứng dụng phương pháp lai xa hoặc sử dụng hóa chất để tạo giống đơn tính trong sản xuất cá giống, nhằm tạo ra con giống có năng suất, chất lượng cao.
Theo Sở TN&MT Sơn La
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 8
  • 6
  • 0
  • 7
  • 7
lên đầu trang