Thứ năm, 09/01/2025 | 11:56
Thông qua việc thực hiện một dự án cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, các nhà khoa học thuộc Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) và Công ty TNHH Tư vấn y dược quốc tế (IMC) đã nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất được 9 nguyên liệu (bao gồm 6 nguyên liệu vi sinh, 2 nguyên liệu protein, 1 nguyên liệu enzym) và 8 sản phẩm thực phẩm chức năng ở quy mô công nghiệp.
Đây là kết quả của nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tạo sinh khối tế bào từ Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrate) để chiết xuất hoạt chất HupA ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm” do Học viện Quân y thực hiện.
Mục đích của nghiên cứu này sử dụng chủng lactic xử lý mùi tanh của mỡ cá tra làm nguyên liệu cho sản xuất shortening.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm Nano – PGPR có tác dụng trị bệnh nấm vàng (bệnh giả sương mai) và một số bệnh do nấm khác trên cây dưa lưới.
TS. Tạ Ngọc Ly cùng các cộng sự tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng đã xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ lông gà – một loại phế phẩm của công nghiệp chế biến gia cầm.
Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore đã phát triển một chất nhũ hóa có nguồn gốc thực vật không chỉ giàu protein và chất chống oxy hóa, mà còn có các đặc tính cần thiết để thay thế trứng hoặc sữa trong các thực phẩm chủ lực như mayonnaise, nước xốt salad và kem đánh.
Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất sinh khối nấm thượng hoàng (Phellinus linteus) và ứng dụng để sản xuất thực phẩm chức năng” do TS. Nguyễn Thị Minh Huyền làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì là Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cám gạo là một sản phẩm phụ của quá trình chế biến gạo, một sản phẩm phụ nông nghiệp rất dồi dào, chứa thành phần giá trị dinh dưỡng cao, được ứng dụng đặc biệt trong thực phẩm và dược phẩm. Bài viết tập trung nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm bánh quy bổ sung cám gạo, nhằm nâng cao giá trị của phụ phẩm này.
Mới đây, các nhà khoa học của Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng đã nghiên cứu và điều chế thành công sản phẩm gel giảm đau từ quả ớt. Sản phẩm gel giảm đau từ quả ớt có giá thành rẻ, không tác dụng phụ.
Trong năm 2022, Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).
Ngoài mục đích giải quyết bài toán về tiêu chuẩn sản xuất, việc thực hiện những nghiên cứu như giải pháp giảm histamine trong nước mắm của TS. Trần Thị Thu Hằng và các cộng sự ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam được kỳ vọng giúp nước mắm truyền thống trở về đúng vị trí của mình trên thị trường hơn 90 triệu dân.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford vừa tìm ra quy trình chuyển hóa khí methane (CH4) thành nguyên liệu dùng làm thức ăn thủy sản.
Bài viết giới thiệu kết quả ứng dụng công nghệ vi chất lỏng trong sản xuất thuốc nano với sự hỗ trợ của bộ đảo trộn vi dòng. Với sự hỗ trợ của công nghệ mới này, quy mô sản xuất có thể mở rộng mà không cần thêm các bước phát triển quy trình khác.
Từ các hoạt chất thiên nhiên được tách chiết hoặc lên men từ Cordyceps Militaris và nhân sâm, Viện Hóa học - Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, đã sản xuất thành công thực phẩm chức năng (TPCN) dành cho vận động viên thể dục thể thao. Kết quả nghiên cứu góp phần chủ động trong công tác nghiên cứu sản xuất TPCN bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với vận động viên thể thao.
Bộ Công Thương thông báo để các tổ chức, đơn vị căn cứ mục tiêu và định hướng nhiệm vụ của Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030 đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện trong Kế hoạch năm 2023 tham gia Đề án.
Trên thế giới xúc xích nhũ tương là một trong các nhóm sản phẩm thịt rất phổ biến và phong phú với các tên nổi tiếng như xúc xích Frankfurter, Bologna Mortadella,. hay trong nước dòng sản phẩm này được du nhập từ nước ngoài với các thương hiệu ban đầu như xúc xích Đức Việt, Hạ Long, Vissan,..
Viện Thuốc lá đã thực hiện nhiệm vụ khoa học nghiên cứu ứng dụng chế phẩm polyphenols chiết xuất từ cây chè trong sản xuất thuốc lá điếu nhằm cải thiện chất lượng cảm quan, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng và đồng thời giảm thiểu một số chất độc hại trong khói thuốc, hạn chế tác hại của thuốc lá tới sức khỏe cộng đồng.
Bất chấp những tựa đề hấp dẫn do các startup chuyên về đạm côn trùng (insect protein) tạo ra, đạm đơn bào (single-cell protein) và đạm vi sinh (microbial protein) mới là tương lai của ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản.
Thời điểm gần Tết Nguyên đán, lợi dụng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, các đối tượng đã trà trộn, tung ra thị trường những thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để trục lợi.
Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ sinh học, chủ nhiệm đề tài là TS. Nguyễn Thị Đà đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học tái tổ hợp sinh tổng hợp Bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản”. Đề tài thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.