Chủ nhật, 29/12/2024 | 15:21
PGS. TS Lê Thị Kim Phụng (Khoa Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa TPHCM) và cộng sự đã tìm ra cách tổng hợp thân thiên với môi trường để tạo ra aerogel sinh học có thể loại bỏ chất ô nhiễm khỏi môi trường nước.
Quy trình tái sử dụng nguồn nước nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất; cải thiện phương pháp thụ hoạch sẽ tăng được năng suất của mô hình, giảm giá thành sản xuất, đồng thời còn chủ động cung cấp Artemia với nhiều kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu của người nuôi cá cảnh.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm phối hợp với Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã phát triển sản phẩm sữa gạo từ gạo lứt canh tác theo phương thức hữu cơ Japonica J02 (Oryza sativa L J02) có giá trị dinh dưỡng cao.
Các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng được bộ sưu tập vi sinh vật biển có tiềm năng sinh các hoạt chất sinh học bao gồm khả năng sinh enzyme chuyển hoá polysaccharide và các hợp chất kháng sinh với đầy đủ các thông tin cần thiết về nguồn phân lập, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh hoá và định danh tên loài.
Nhằm tìm kiếm những enzyme mới có khả năng ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, hóa chất từ sinh khối thực vật.
Sản phẩm bột gạo lứt giàu axit amin được chế biến từ bột cùi gạo lứt giàu protein có giá trị dinh dưỡng cao và dễ hấp thụ. Để sản xuất bột gạo lứt giàu axit amin, một số điều kiện thủy phân protein gạo thích hợp bằng enzyme được xác định: sử dụng phối hợp hai enzyme Alcalase 2.4L và Flavourzyme 500MG với nồng độ mỗi loại 0,15% (so với cơ chất), nồng độ cơ chất 15%, nhiệt độ thủy phân 50-550C, thời gian thủy phân 15 giờ, pH 6,5-7. Hiệu suất thủy phân protein gạo đạt 60-61%.
Nhằm tạo các biến dị di truyền có lợi phục vụ công tác cải tiến giống địa phương, giống lạc sen lai đã được gây đột biến bằng phương pháp chiếu xạ tia gamma (CO60) trên hạt khô ở các liều chiếu xạ 150, 180, 200, 220 và 250 Gy, đối chứng không chiếu xạ (0 Gy).
Bài viết làm rõ hơn vai trò của công nghệ sinh học trong an ninh lương thực, tính bền vững công nghiệp và kinh nghiệm về xây dựng Hệ sinh thái công nghệ sinh học ở Malaysia.
Với những thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) vượt bậc của nhân loại từ cuối thế kỷ 20, công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới. Và trong bối cảnh công nghệ sinh học được xác định là một trong ba trụ cột chính của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam nói chung và TP Cần Thơ nói riêng đã nắm bắt xu thế, không ngừng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất vào đời
Bơ thực vật là loại thực phẩm quen thuộc để làm nên nhiều món ăn. Tất nhiên rằng, quy trình sản xuất bơ thực vật trong quy mô nhà máy rất phức tạp. Đây là một quy trình khép kín từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho đến có được thành phẩm. Để rõ hơn về việc bơ thực vật được sản xuất như thế nào, bạn hãy cùng với Foodnk theo dõi bài viết sau nhé!
Nhóm của TS. Nguyễn Trí Nhân (Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM) và công ty Pharmedic đã nghiên cứu bào chế thành công loại gel chứa nhân tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu người dạng BB tái tổ hợp, có tiềm năng làm liền hiệu quả các vết thương dai dẳng và khó lành ở người bệnh.
Những nguồn phụ phẩm thủy sản như các loại xương cá, vỏ hàu, vỏ sò… tại Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng rất dồi dào và phong phú. Các phụ phẩm này chứa hàm lượng canxi cao nhưng chủ yếu tồn tại ở dạng thô, khó tận dụng.
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ chủ trì thực hiện, TS. Nguyễn Thị Vân Linh làm chủ nhiệm, thuộc chương trình Vườn ươm Sáng tạo KH&CN Trẻ, được nghiệm thu năm 2021.
Ủy ban Khoa học và Thực phẩm châu Âu quy định lượng hàng ngày cho phép đối với lưu huỳnh điôxít – sunfit quy về lưu huỳnh điôxít là 0,7 mg SO2/kg thể trọng mỗi ngày. Mức tối đa cho phép của lưu huỳnh điôxít – sunfit trong 40 loại thực phẩm ở EU được xác định trong Phụ lục II của Quy định(EC) Số 1333/2008 về phụ gia thực phẩm nằm trong khoảng từ 20 đến 2.000 mg/kg.
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ được tiến hành tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, do ThS. Nguyễn Thị Hạnh Nguyên làm chủ nhiệm, được nghiệm thu năm 2022.
Tại Việt Nam, số lượng các thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học tăng nhanh nhưng doanh số chỉ đạt dưới 10% tổng doanh số thuốc BVTV, trong khi đó lượng thuốc trừ sâu và trừ bệnh mỗi năm nước ta sử dụng vẫn rất lớn khoảng 16.400 tấn. Chính vì điều đó việc đẩy mạnh sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học nhằm dần thay thế các sản phẩm thuốc BVTV hóa học là rất cần thiết.
Trong lá bàng khô chứa nhiều dược chất, trong đó violaxanthin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nhóm sinh viên tại TP HCM phát triển thành chế phẩm dùng trong ao nuôi thủy sản.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả tại Đại học Y Dược TPHCM, cao chiết lá tía tô có khả năng điều trị rối loạn sắc tố da, có thể phát triển thành các sản phẩm mới dùng trong điều trị nám da.
Trong nghiên cứu này, một số thông số công nghệ của quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng ethanol đã được tối ưu hóa. Tỷ lệ nguyên liệu: ethanol, nồng độ ethanol, thời gian xử lý là 3 yếu tố được lựa chọn.
Nhóm sinh viên tại TP HCM nghiên cứu quy trình điều chế gel từ lá sống đời, có thể bôi trực tiếp ngoài da và cả vết thương hở, giúp nhanh lành vết thương.