Thứ ba, 22/04/2025 | 10:31
Thông qua xây dựng các mô hình học máy (machine learning) có thể rà soát thông tin protein được chọn ra từ cơ sở dữ liệu bộ gene, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các quy tắc thiết kế tương đối đơn giản để sản xuất protein nhân tạo với phản ứng hóa học không kém protein trong tự nhiên.
Trong nghiên cứu này, tinh dầu được chiết xuất từ lá ngũ trảo (Vitex negundo Linn.) và thử hoạt tính kháng khuẩn. Quy trình chiết xuất tinh dầu tối ưu ứng với 200g mẫu lá ngũ trảo tươi được chiết trong 200mL nước (g/mL) chứa NaCl 5% ở nhiệt độ chiết 130 độ C và thời gian chưng cất là 3 giờ với hiệu suất cao nhất là 0.2156%.
Với mục đích đánh giá khả năng xử lý phosphate của vi khuẩn Bacillus subtilus phân lập từ nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn, 5 chủng Bacillus subtilus phân lập từ nước thải chế biến thủy sản được chọn lọc để tiến hành thí nghiệm nhằm xác định mật độ vi sinh vật; khoảng nồng độ phosphate phù hợp; hiệu quả xử lý phosphate so sánh với các chế phẩm trên thị trường trong điều kiện hiếu khí.
Triển khai Chương trình 90 của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Long An đã tham gia phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh để thực hiện chương trình giám sát chuyên đề ATTP.
Dân số toàn cầu sẽ đạt khoảng 10 tỷ người vào năm 2050, tạo áp lực lớn về vấn đề thực phẩm. Sẽ không còn là điều gì ngạc nhiên, khi trong tương lai nhân của những chiếc hamburger sẽ được làm từ tế bào động vật nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, thay vì lấy từ một con bò. Dự báo thị trường thịt nhân tạo sẽ đạt doanh thu trên 500 triệu USD vào năm 2030...
Chuỗi phân tử polysacchride chiết xuất từ tảo biển được chứng minh là có khả năng tương thích tốt với Remdesivir – loại thuốc hiện đang được thử nghiệm để điều trị COVID- 19.
Húng quế (Ocimum basilicum L.) là nguồn tinh dầu chứa các thành phần có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Hàm lượng tinh dầu chiết xuất từ cây húng quế trồng ở Bình Định thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước chiếm hàm lượng 0,64% theo khối lượng mẫu tươi.
Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4–5-1 vào bữa ăn hàng ngày bên cạnh việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch Covid-19.
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4-3-2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, những năm qua, hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Như Xuân có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong khuôn khổ Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì, Học viện Quân y đã đề xuất và được giao thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tạo sinh khối tế bào từ thạch tùng răng cưa để chiết xuất hoạt chất Huperzine A ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm".
Các bệnh xương khớp nói chung và gout nói riêng thường xuất hiện khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Để hỗ trợ những người bị bệnh xương khớp, các nhà khoa học của Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương) đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng enzyme nhằm hỗ trợ quá trình trích ly thu hồi chế phẩm giàu resveratrol từ cây dây Gắm - một loại cây dây leo thân gỗ, thường mọc hoang hóa ở rừng nhưng lại có tác dụng điều trị bệnh gout, giảm axit uric trong máu rất hiệu quả.
Theo Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc tế, các nhà khoa học tại Đại học Bang Nam Ural (SUSU) đã phát hiện ra chiết xuất một loại cây cỏ phổ biến có tên Bidens pilosa là một nguồn enzyme đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp thực phẩm. Theo đó, công nghệ này cho phép tạo ra các chất thay thế từ thực vật rẻ hơn nhiều so với các enzym cần thiết trong sản xuất rượu vang và pho mát.
Theo tạp chí ACS Catallysis, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bayreuth hiện đã phát hiện ra một loại enzyme có lợi thế lớn như một chất xúc tác sinh học rất thích hợp cho việc sản xuất các loại thuốc có nguồn gốc từ sản phẩm tự nhiên.
Sắn là cây công nghiệp quan trọng trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, dược phẩm, giấy dệt và các ngành công nghiệp khác ở nước ta.
Trương Thị Mộng Thu và Lê Thị Minh Thủy, 2020. Nghiên cứu thủy phân protein từ thịt cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng enzyme thương phẩm và ứng dụng chế biến bột nêm.
Duy trì đàn tôm khỏe mạnh là yếu tố cần thiết đảm bảo vụ nuôi thành công. Các chuyên gia dinh dưỡng đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp tăng trưởng tốt, trong đó có dầu nhuyễn thể Nam Cực (Euphausia superba).
Sử dụng hỗn hợp Methanol/Urea dưới điểm bão hòa đã tạo được một số hệ dung môi sâu có khả năng làm giàu EPA và DHA trong methyl ester của mỡ cá basa phế thải lên 2-3 lần và tách omega-3,6,9 đạt độ sạch 91%.
Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày một tăng dẫn đến nhu cầu thức ăn thủy sản ngày càng lớn. Việc phát triển sản xuất thức ăn là cần thiết, tuy nhiên, còn nhiều rào cản để lĩnh vực này tăng tốc.
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4-3-2005 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thời gian qua, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Nhóm các nhà khoa học ở Viện Sinh học nhiệt đới đã nghiên cứu chế phẩm từ chitosan và dầu neem (xoan Ấn Độ) để phòng chống mọt gạo, có thể thay thế thuốc bảo quản lương thực bằng hóa học.