Thứ năm, 02/01/2025 | 23:17
Ngày 24/2/2020, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc ban hành Công văn số KEV-20-181 về việc thông báo danh sách kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất của một số doanh nghiệp Việt Nam năm 2020.
Trong khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Bộ Công Thương đã giao Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên (thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) nghiên cứu đề tài Công nghệ sản xuất chế phẩm giàu cataxanthin từ vi khuẩn ưa mặn bổ sung thức ăn để nâng cao chất lượng và màu sắc thịt cá hồi thương phẩm.
Theo nội dung của khung Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Bộ Công Thương đã giao cho Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên (thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) nghiên cứu đề tài Công nghệ sản xuất chế phẩm giàu cataxanthin từ vi khuẩn ưa mặn bổ sung thức ăn để nâng cao chất lượng và màu sắc thịt cá hồi thương phẩm.
Chiều ngày 27/12/2019, tại văn phòng Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và hoá dược NOVA (NOVAINS) đã diễn ra buổi kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế phẩm và thực phẩm chức năng giàu Glucosamine và Chondroitin sulfate (CS) từ phụ phẩm của quá trình chế biến gia cầm”.
Nhằm tận dụng hàng chục triệu tấn rơm rạ mỗi năm và lượng phế liệu trong sản xuất, chế biến gỗ tạo ra loại vật liệu mới, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng do TS. Bùi Thị Thủy làm chủ nhiệm đã thực hiện để tài “Nghiên cứu sử dụng nấm mục để sản xuất bio-composite từ dăm gỗ, rơm và rạ”.
Bộ Công Thương kiểm tra, đánh giá sản phẩm đề tài “Nghiên cứu chuyển hóa rutin thành isoquercetin bằng vi sinh vật và ứng dụng làm nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng” do Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga thực hiện
Với mục tiêu tạo ra chế phẩm endolysin vào thực tế sản xuất, chế biến thực phẩm, nhóm nghiên cứu của Viện Di truyền nông nghiệp do Th.S Nguyễn Thị Hồng Hải làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng enzyme endolysin tái tổ hợp để bảo quản sữa tươi và sản phẩm từ sữa”.
Nhận thấy tiềm năng ứng dụng của peptid có trong da ếch trong hỗ trợ, điều trị bệnh, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học do TS. Lã Thị Huyền làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo dòng tế bào tái tổ hợp để sản xuất peptid từ da ếch có tính kháng khuẩn thay thế kháng sinh và hỗ trợ điều trị ung thư”.
Nhằm nâng cao chất lượng nước nuôi tôm, góp phần nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm, năm 2016, Bộ Công Thương giao Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Trúc Anh thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Sản xuất chế phẩm vi sinh bằng công nghệ lên men chìm để nâng cao chất lượng nước nuôi tôm ở quy mô công nghiệp”.
Nằm trong khuôn khổ Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Viện Công nghiệp thực phẩm được Bộ Công Thương giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất đường trehalose từ tinh bột bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”. Đề tài do PGS.TS Lê Đức Mạnh làm chủ nhiệm.
Sáng ngày 9 tháng 10, đoàn công tác Bộ Công Thương gồm Tổ chuyên gia và đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra định kỳ đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Lactoferrin từ Pichia pastories tái tổ hợp để sản xuất thực phẩm chức năng” do Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ trì thực hiện.
Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự mới đây đã sản xuất thực phẩm chức năng giúp tăng cường thể lực và chức năng dưỡng não cho các chiến sỹ bộ đội.
Ngày 19 tháng 9 vừa qua, đoàn công tác Bộ Công Thương do Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì đã kiểm tra định kỳ dự án sản xuất thử nghiệm “Sử dụng phế thải công nghiệp chế biến tinh bột sắn để sản xuất thức ăn chăn nuôi và năng lượng sinh học (Biogas)” do Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh thực hiện.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), từ ngày 15-8 đến nay, 95 đoàn kiểm tra liên ngành từ thành phố Cần Thơ đến các xã, phường đã ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh bánh kẹo và các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn.
Nhằm loại bỏ axit phytic trong sữa ngũ cốc và nâng cao giá trị dinh dưỡng của loại sản phẩm này, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu ứng dụng enzyme phytase trong chế biến đậu nành và ngũ cốc tạo sản phẩm thực phẩm” thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia và Tổ chuyên gia kiểm tra, thẩm định độ tin cậy, nhận định tính xác thực các sản phẩm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất tiêu đỏ, tiêu xanh và tiêu sọ bằng công nghệ enzyme”
Danh sách Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ QLNN, Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng phục vụ QLNN và Cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu được Bộ Công Thương chỉ định đến tháng 7/2019
Bộ Công Thương công bố danh sách Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước và Cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu được chỉ định đến tháng 6/2019.
Mắc ca là một loại quả giàu giá trị dinh dưỡng. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ quả mắc ca ngày càng cao. Nhằm khai thác triệt để tiềm năng và giá trị của quả mắc ca, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã thực hiện “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất một số loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ quả mắc ca”.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn lấy 877 mẫu thực phẩm để test thử nhanh, 12 mẫu không đạt.