Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:14

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:14

Tin Đề án

Cập nhật 02:17 ngày 25/09/2019

Kiểm tra định kỳ nhiệm vụ KHCN tại Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh

Chế biến tinh bột sắn đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế. Theo thống kê, cả nước có gần 70 nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn quy mô lớn và trên 4.000 cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất tinh bột sắn phát sinh các phế phẩm, chất thải ở dạng nước thải, khí thải và chất thải rắn, gây ảnh hưởng đến môi trường. 
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tận dụng nguồn phế thải trong chế biến tinh bột sắn, Bộ Công Thương đã giao Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Sử dụng phế thải công nghiệp chế biến tinh bột sắn để sản xuất thức ăn chăn nuôi và năng lượng sinh học (Biogas)”. Đây là nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì.
Ngày 19 tháng 9 vừa qua, đoàn công tác Bộ Công Thương do Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì đã thực hiện kiểm tra các nội dung của dự án sản xuất thử nghiệm nêu trên. Theo ThS. Nguyễn Quốc Việt – Chủ nhiệm nhiệm vụ, mục tiêu của nghiên cứu nhằm xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sử dụng phế thải công nghiệp chế biến tinh bột sắn để sản xuất thức ăn chăn nuôi và năng lượng sinh học.
Đoàn công tác Bộ Công Thương kiểm tra, thẩm định sản phẩm nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện các quy trình sản xuất (các chế phẩm vi sinh, chế phẩm enzyme amylase và cellulase) phù hợp với các điều kiện tại nhà máy về thiết bị và công nghệ, nguyên liệu.  
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đã hoàn thiện được quy trình lên men sản xuất thức ăn chăn nuôi (thức ăn lỏng và thức ăn đặc) từ bã sắn cũng như quy trình công nghệ sản xuất năng lượng sinh học (biogas) từ nước thải tinh bột.
Qua kiểm tra thực tế tại Nhà máy tinh bột, nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng, hoàn thiện mô hình thiết bị sản  xuất chế phẩm vi sinh và mô hình thiết bị sản xuất enzyme (amylase và cellulase), mô hình thiết bị lên men (lên men thức ăn lỏng và thức ăn đặc) và mô hình sản xuất năng lượng sinh học (biogas) từ nước thải tinh bột quy mô 1.500-2.000 m3/ngày đêm.  
Xưởng sản xuất các chế phẩm sinh học của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh.
Đặc biệt, một số sản phẩm được đơn vị chủ trì thực hiện vượt kế hoạch như các chế phẩm hỗn hợp chủng Bacillus, chủng lactobacillus và chủng nấm men; chế phẩm probiotic, chế phẩm dạng enzym dạng dịch và dạng bột. Tại thời điểm kiểm tra, nhóm nghiên cứu đã sản xuất được 1,145 triệu m3, 348 tấn thức ăn dạng lỏng và 348 tấn thức ăn dạng đặc. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận của tổ chức chủ trì thực hiện trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. 
Đánh giá chung của đoàn công tác, tổ chức chủ trì và nhóm thực hiện nhiệm vụ đã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo thuyết minh đã được phê duyệt,. 
Một số sình ảnh của buổi kiểm tra, thẩm định sản phẩm đề tài: 
Mô hình biogas thu nhỏ
Hệ thống bể biogas quy mô lớn
Hệ thống lên men
​Đảo trộn trước khi lên men bã sẵn
Vụ Khoa học và Công nghệ

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 8
  • 2
  • 8
  • 4
  • 4
  • 5
lên đầu trang