Thứ sáu, 01/11/2024 | 09:24
Các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học từ Đại học Goethe mới đây đã tuyên bố thành công trong việc sản xuất 3-EP và 3-PP trong men bia biến đổi gen (Saccharomyces cerevisiae).
Để góp phần giải quyết bài toán đổi mới công nghệ trồng nấm quy mô công nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, Công ty TNHH MTV Nấm Trang Sinh đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ trồng nấm bào ngư ôn đới quy mô công nghiệp từ khâu sản xuất giống đến thu hoạch.
Theo Tạp chí khoa học uy tín Biotechnology and Bioengineering, mới đây các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Illinois (Mỹ) đã phát triển một kỹ thuật sàng lọc dựa trên khối phổ mới để xác định nhanh các axit béo chuỗi trung bình được tạo ra trong nấm men, một phần của nhóm axit béo tự do - thành phần quan trọng trong các chất dinh dưỡng thiết yếu, xà phòng, hóa chất công nghiệp và nhiên liệu.
Mới đây, Tạp chí Phys đã công bố một nghiên cứu có thể tạo ra protein từ hệ thống điện hóa và công nghệ sinh học với mức tiêu thụ năng lượng tương đối thấp. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tübingen do giáo sư Lars Angenent đứng đầu.
Trong khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Bộ Công Thương đã giao Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất sinh khối nấm thượng hoàng và ứng dụng để sản xuất thực phẩm chức năng”.
Nấm Vân chi (Trametes vercsicolor) là nấm dược liệu được sử dụng phổ biến để sinh tổng hợp Polysaccharopeptide (PSP), một chất có hoạt tính sinh học quý giá. Nghiên cứu này tập trung tối ưu hoá thành phần môi trường nuôi cấy nhằm tăng cường khả năng sinh tổng hợp PSP của nấm Vân chi trong môi trường lỏng.
Trong nghiên cứu, đồng nano đã được tổng hợp bằng phương pháp sử dụng chitosan như là một chất ổn định và NaBH4 làm chất khử. Sự hình thành đồng nano được xác định bằng màu sắc đặc trưng, phổ UV-vis và giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD). Hình thái và kích thước hạt được đặc trưng bằng phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).
Nấm bệnh là một trong những tác nhân gây thiệt hại đáng kể đối với sản xuất nông nghiệp hàng năm. Trong đó, nấm Botrytis cinerea gây bệnh mốc xám là nỗi lo của nhiều nông dân trồng dâu tây, nho, cà chua... Họ thường sử dụng thuốc hóa học để diệt nấm, tuy nhiên hiệu quả giảm dần qua thời gian.
Nước giải khát lên men là sản phẩm của quá trình lên men rượu chưa kết thúc từ nguyên liệu trái cây. Đây được xem là loại nước uống tự nhiên có độ cồn thấp, không qua chưng cất, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Nấm Thượng hoàng sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên chậm và hiếm do nấm thích nghi với vùng khí hậu lạnh và phần lớn sống trên thân gỗ dâu tằm. Do đó việc nuôi trồng nấm nhân tạo rất cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu của con người.
Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) cấp quốc gia, Công ty CP Phát triển thực phẩm quốc tế đã làm chủ được công nghệ sản xuất chế phẩm glutathione từ sinh khối nấm men với chất lượng cao và ổn định, đặc biệt là giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm đang phải nhập ngoại hiện nay trên thị trường.
Nấm mốc trên đậu phộng, bắp sinh ra độc tố aflatoxin tích tụ trong cơ thể làm tổn thương gan, DNA, suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ ung thư.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu công nghệ lên men sản xuất Polysaccharopeptide PSK và PSP từ nấm Vân chi (Tramestes versicolor) ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng”.
Đề tài do Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện
Nếu được đầu tư nghiên cứu sâu hơn nữa theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
Chế phẩm sinh học có khả năng phân huỷ trên 50% nhựa so với nguyên liệu ban đầu, tương đương giảm trên 30% lượng nhựa so với thành phẩm thông thường và giảm 5% lượng kiềm.
Nhằm tận dụng những đặc tính quý báu của nấm bào ngư, năm 2018, ThS. Lưu Thị Lệ Thủy và các cộng sự tại Phân Viện Công nghiệp thực phẩm đã bắt tay thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất bột protein thủy phân và chế phẩm beta-glucan từ nấm bào ngư”.
Nhóm sinh viên của trường Đại học Thủ Dầu Một (TPHCM) mới đây đã cho ra đời chế phẩm sinh học tạo ra phân bón hữu cơ từ phế liệu trồng nấm sau 3 năm nghiên cứu.
Công ty TNHH MTV Thiên Vạn Tường (Sóc Trăng) đã xây dựng thành công mô hình trồng nấm bào ngư từ nguồn phế phẩm nông nghiệp (cùi bắp, rơm rạ), đồng thời ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nấm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Trong thời gian đầu không thể có mẫu bệnh phẩm để phân lập SARS-CoV-2, NCS Trần Thị Như Thảo cùng các đồng sự ở Đại học Bern đã phát triển phương pháp mới giúp tái tạo SARS-CoV-2 từ các đoạn DNA tổng hợp chỉ trong vòng 1 tuần.