Chủ nhật, 22/12/2024 | 19:07
Sáng 12/10/2023, trong khuôn khổ các hoạt động Sàn giao dịch Công nghệ năm 2023, Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM tổ chức hội thảo: “Hệ thống chiết suất chân không PVF ứng dụng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm…”, trong đó Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM là đơn vị thực hiện.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn đã đạt được một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực sáng tạo sản phẩm chăm sóc sức khỏe bằng cách tận dụng phế phẩm từ bưởi non.
Với việc sử dụng phần hạt mít vốn thường bị thải bỏ, nghiên cứu sinh tiến sỹ Lê Ngọc Trâm Anh (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) và các cộng sự đã phát triển một phương pháp bền vững và hiệu quả hơn để tạo ra axit lactic - một thành phần không thể thiếu trong công nghiệp thực phẩm.
Cá nóc xanh (Lagocephalus wheeleri) là một nguồn nguyên liệu có trữ lượng nguồn lợi, sản lượng khai thác lớn và giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt nguồn protein từ thịt cá nóc được xếp vào nhóm các protein lý tưởng.
Ngày 12.9, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị, địa phương về việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới.
Sáng 25/8/2023, trong khuôn khổ các hoạt động Sàn giao dịch Công nghệ năm 2023, Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM đã tổ chức hội thảo “Công nghệ nuôi trồng vi tảo cố định trên hệ thống Twin – Layer và ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng”, trong đó Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM là đơn vị thực hiện.
Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, từ ngày 26/7-28/7/2023 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Long An tổ chức 03 hội nghị với mục đích phổ biến, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước đá, bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn sẵn.
Trong ngành công nghiệp dược phẩm, Cyclodextrin (CD) được sử dụng như một loại tá dược thế hệ mới, có thể tác động làm thay đổi khả năng hòa tan trong nước của các loại thuốc hòa tan kém, từ đó tăng hoạt tính sinh dược học và độ ổn định của chúng.
Từ nhiều thế kỷ nay, các phụ phẩm của quá trình chế biến thủy sản và giết mổ gia cầm đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu không ăn được có đóng góp quan trọng về kinh tế cho các ngành công nghiệp liên quan khác và cho xã hội.
Mục tiêu của bài viết này là nghiên cứu công thức chế biến trà khóm-bạc hà-gừng có hương vị được yêu thích.
Nhằm hoàn thiện quy trình nuôi cấy phôi dừa Sáp và góp phần nâng cao tỷ lệ thành công khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn, Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu đã triển khai đề tài nghiên cứu cấp Bộ Công Thương: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống dừa Sáp (Cocos nucifera L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi”.
Nghiên cứu trình bày quá trình xử lý màu trong nước thải sản xuất bột giấy bằng công nghệ ozone bọt mịn. Sự ảnh hưởng của các yếu tố như các phương pháp tạo ra các bọt ozone siêu nhỏ, nồng độ ban đầu của màu nước thải, pH dung dịch, độ mặn của dung dịch và những kết quả thu được bằng cách xây dựng phương trình động học bậc một được tiến hành làm rõ trong nghiên cứu này.
Nhận thấy phương pháp thủy phân protein bằng enzyme là một cách thích hợp tạo ra các axit amin, peptide có phân tử lượng nhỏ dễ hấp thụ, các nhà nghiên cứu của Viện Công nghiệp Thực phẩm đã thực hiện nghiên cứu xác định điều kiện thủy phân protein bằng enzyme trong sản xuất bột gạo lứt giàu axit amin.
Trong khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì, Viện Công nghiệp Thực phẩm đã được giao thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm lên men từ củ gừng Việt Nam”.
Việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón sinh học không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Nhằm nghiên cứu để tạo ra quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm bột nấm men giàu kẽm có thành phần dinh dưỡng đa dạng, cân đối, đảm bảo vệ sinh an toàn làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất thực phẩm chức năng, TS. Nguyễn Thị Minh Khanh - Viện Công nghiệp Thực phẩm cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giàu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng”.
Mới đây, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra cuộc họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản tại doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Thành Đạt, tỉnh Sóc Trăng”. Đồng chí Dương Vĩnh Hảo - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh làm Chủ tịch hội đồng.
Vừa qua, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Sắc Mộc Tinh tổ chức hội thảo giới thiệu “Công nghệ sản xuất trà lá tre HBO cố định diệp lục tố và dinh dưỡng”.
Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghiệp thực phẩm đã tiến hành nghiên cứu tuyển chọn chủng vi khuẩn axit axetic cho sản xuất giấm gạo. Theo đó, 10 chủng vi khuẩn axit axetic có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đã được nghiên cứu tuyển chọn dựa trên khả năng tạo axit axetic, khả năng bền vững với nồng độ cồn ban đầu cao, khả năng lên men ở điều kiện nhiệt độ cao.
Ấu trùng ong chúa là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất sữa ong chúa, chứa rất nhiều các hoạt chất tự nhiên có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cho đến nay phụ phẩm này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả ở Việt Nam. Do đó, với mục đích tạo ra một nguồn nguyên liệu mới có giá trị sinh học và kinh tế cao, nghiên cứu sấy phun tạo bột ấu trùng ong chúa đã được thực hiện.