Chủ nhật, 05/01/2025 | 13:39
Với việc sử dụng phần hạt mít vốn thường bị thải bỏ, nghiên cứu sinh tiến sỹ Lê Ngọc Trâm Anh (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) và các cộng sự đã phát triển một phương pháp bền vững và hiệu quả hơn để tạo ra axit lactic - một thành phần không thể thiếu trong công nghiệp thực phẩm.
Sản phẩm được phát triển từ nghiên cứu của thạc sỹ Trần Chí Thành (Công ty TNHH MTV Sắc Mộc Tinh) và các cộng sự đem lại triển vọng điều trị bệnh viêm da cơ địa một cách nhanh chóng và an toàn.
Ngày 12.9, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị, địa phương về việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới.
Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế gắn với giảm phát thải, bảo vệ môi trường, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) ở quy mô công nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Chương trình hành động đặt mục tiêu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghệ sinh học phát triển khá so với cả nước; trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ.
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ chủ trì thực hiện, ThS. Phạm Trí Nhựt làm chủ nhiệm, thuộc chương trình Vườn ươm Sáng tạo KH&CN Trẻ, được nghiệm thu năm 2022.
Với mong muốn cung cấp các giải pháp CN sinh học cho nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững, ThS Nguyễn Văn Minh (TTNC và Ứng dụng CNSH, trường ĐH Mở TP.HCM) và các cộng sự đã thành lập nên MIDOLI, startup chuyên cung cấp bộ sản phẩm và quy trình dựa trên các chủng vi sinh có lợi cho cây trồng, thủy sản trong điều kiện sinh thái tại Việt Nam.
Sáng 25/8/2023, trong khuôn khổ các hoạt động Sàn giao dịch Công nghệ năm 2023, Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM đã tổ chức hội thảo “Công nghệ nuôi trồng vi tảo cố định trên hệ thống Twin – Layer và ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng”, trong đó Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM là đơn vị thực hiện.
Công nghệ sinh học (CNSH) được xác định là một trong những công nghệ trụ cột của khoa học-công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay, ngành CNSH còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những chính sách đột phá để ngành này tăng tốc phát triển.
Nghị quyết số 36-NQ/TW đặt mục tiêu tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GDP...
UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND thực hiện Chương trình số 59-CTr/TU ngày 6-4-2023 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30-1-2023 của Bộ Chính trị “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”.
Trong ngành công nghiệp dược phẩm, Cyclodextrin (CD) được sử dụng như một loại tá dược thế hệ mới, có thể tác động làm thay đổi khả năng hòa tan trong nước của các loại thuốc hòa tan kém, từ đó tăng hoạt tính sinh dược học và độ ổn định của chúng.
Từ nhiều thế kỷ nay, các phụ phẩm của quá trình chế biến thủy sản và giết mổ gia cầm đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu không ăn được có đóng góp quan trọng về kinh tế cho các ngành công nghiệp liên quan khác và cho xã hội.
Nhằm hoàn thiện quy trình nuôi cấy phôi dừa Sáp và góp phần nâng cao tỷ lệ thành công khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn, Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu đã triển khai đề tài nghiên cứu cấp Bộ Công Thương: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống dừa Sáp (Cocos nucifera L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi”.
Nghiên cứu của TS. Bùi Thị Bích Ngọc – Viện Công nghiệp thực phẩm đã góp phần tận thu được những hợp chất quý như hỗn hợp axit béo không thay thế và vitamin E từ nguồn phụ phẩm, đem lại những lợi ích đáng kể về hiệu quả kinh tế xã hội và về vấn đề môi trường.
Xác định phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới, là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới, Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đã khẳng định tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong phát triển đất nước. Nghị quyết cũng thể hiện sự kỳ vọng và quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực này qua các mục tiêu đặt ra.
Công nghệ sinh học đang được nhiều quốc gia trên thế giới xem là ngành “mũi nhọn” để phát triển. Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới với những mục tiêu cụ thể.
Nghiên cứu trình bày quá trình xử lý màu trong nước thải sản xuất bột giấy bằng công nghệ ozone bọt mịn. Sự ảnh hưởng của các yếu tố như các phương pháp tạo ra các bọt ozone siêu nhỏ, nồng độ ban đầu của màu nước thải, pH dung dịch, độ mặn của dung dịch và những kết quả thu được bằng cách xây dựng phương trình động học bậc một được tiến hành làm rõ trong nghiên cứu này.
Thịt nuôi cấy là sản phẩm thịt được sản xuất bằng cách “tái tạo lại quy trình tương tự với thịt ngoài tự nhiên”. Dù phương pháp này được đánh giá khá tốt nhưng vẫn có nhiều vấn đề phát sinh nếu muốn thương mại hoá sản phẩm này. Vậy đâu là lý do cho bài toán công nghệ về thịt nuôi cấy? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nhằm nghiên cứu để tạo ra quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm bột nấm men giàu kẽm có thành phần dinh dưỡng đa dạng, cân đối, đảm bảo vệ sinh an toàn làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất thực phẩm chức năng, TS. Nguyễn Thị Minh Khanh - Viện Công nghiệp Thực phẩm cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giàu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng”.