Chủ nhật, 28/04/2024 | 01:20

Chủ nhật, 28/04/2024 | 01:20

Tin tổng hợp

Cập nhật 03:33 ngày 07/09/2023

Đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghệ sinh học phát triển khá của cả nước

Chương trình hành động đặt mục tiêu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghệ sinh học phát triển khá so với cả nước; trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng vừa ký ban hành Chương trình hành động Số 29-CTr/TU, ngày 4/7/2023 thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Chương trình hành động được thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 36-NQ/TW.

Cơ sở sản xuất ở huyện Vũ Quang được hỗ trợ phân bón hữu cơ để triển khai mô hình thí điểm nông nghiệp theo hướng hữu cơ tuần hoàn.
Nêu cao trách nhiệm, quyết tâm chính trị của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2030
- Phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong các lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm, y tế dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh và bảo vệ môi trường. Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được một số sản phẩm chủ lực, có đóng góp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học chất lượng cao, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tài chính đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực. Thành lập Trung tâm công nghệ sinh học hoạt động hiệu quả.
- Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp 7% vào GRDP của tỉnh; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Tầm nhìn đến năm 2045
Hà Tĩnh là tỉnh có công nghệ sinh học phát triển khá so với trong nước, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học hoạt động hiệu quả, tăng trưởng nhanh. Công nghiệp sinh học đóng góp 10 - 12% vào GRDP của tỉnh.
Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh thực hiện Nghị quyết số 36 tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gồm: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trung tâm Nghiên cứu phát triển nấm và tài nguyên sinh vật (Sở KH&CN) nuôi trồng nấm hoàng kim.
Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Đẩy mạnh hợp tác về công nghệ sinh học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy; thanh tra, kiểm tra của chính quyền trong đánh giá kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
Về tổ chức thực hiện, các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chương trình hành động này phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chương trình hành động này; huy động và bố trí nguồn lực để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ; chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mô hình chăn nuôi lợn quy mô 15 con/lứa của anh Đào Quang Tiến (xã Hòa Hải, Hương Khê) được ứng dụng công nghệ sinh học để giải quyết ô nhiễm môi trường.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi về nội dung và kết quả thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo dõi, giám sát việc thực hiện; kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy những vấn đề cần lãnh đạo, chỉ đạo; định kỳ hoặc theo yêu cầu của Trung ương, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chương trình hành động này trên địa bàn tỉnh.

Năm 2023, công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong công nghiệp chế biến thực phẩm là mục tiêu Hà Tĩnh hướng đến.
Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các đảng đoàn, ban cán sự đảng và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chương trình hành động; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Xem toàn văn chương trình hành động TẠI ĐÂY.
Theo Báo Hà Tĩnh
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 7
  • 8
  • 6
  • 8
  • 7
lên đầu trang