Chủ nhật, 22/12/2024 | 00:19
Công nghệ sinh học giữ vai trò quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y học, môi trường... phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nền công nghệ sinh học nước ta vẫn chưa theo kịp với nhu cầu phát triển. Làm sao để nâng cao hiệu quả của công nghệ sinh học, xây dựng ngành công nghiệp sinh học nước nhà thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng đang là một thách thức lớn.
Ngành công nghệ sinh học đến nay đã phát triển gần 30 năm, đạt được nhiều thành tựu, trong đó đã đào tạo được đội ngũ nhân lực về công nghệ sinh học từ bậc đại học đến tiến sĩ. Thế nhưng, nguồn nhân lực công nghệ sinh học vẫn còn thiếu hụt về số lượng và một số lĩnh vực còn yếu về chất lượng.
Tỉnh Khánh Hòa phấn đấu đến năm 2045 trở thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học hàng đầu trong khu vực các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên.
Công nghệ sinh học đang là xu thế của thế giới, là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân...
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã thành công ứng dụng công nghệ sinh học để sản một số loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ quả mắc ca - một loại quả có giá kinh tế và dinh dưỡng cao.
Ngày 06/10/2023, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2023 đã được Viện Công nghệ Sinh học phối hợp với Hội Công nghệ Sinh học, Hội Các ngành sinh học Việt Nam tổ chức. Hội nghị đã thu hút gần 500 đại biểu là các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh từ các trường đại học, viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học trong cả nước.
Ngày 12.9, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị, địa phương về việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới.
Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế gắn với giảm phát thải, bảo vệ môi trường, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) ở quy mô công nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Chương trình hành động đặt mục tiêu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghệ sinh học phát triển khá so với cả nước; trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ.
Với mong muốn cung cấp các giải pháp CN sinh học cho nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững, ThS Nguyễn Văn Minh (TTNC và Ứng dụng CNSH, trường ĐH Mở TP.HCM) và các cộng sự đã thành lập nên MIDOLI, startup chuyên cung cấp bộ sản phẩm và quy trình dựa trên các chủng vi sinh có lợi cho cây trồng, thủy sản trong điều kiện sinh thái tại Việt Nam.
Công nghệ sinh học (CNSH) được xác định là một trong những công nghệ trụ cột của khoa học-công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay, ngành CNSH còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những chính sách đột phá để ngành này tăng tốc phát triển.
Nghị quyết số 36-NQ/TW đặt mục tiêu tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GDP...
UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND thực hiện Chương trình số 59-CTr/TU ngày 6-4-2023 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30-1-2023 của Bộ Chính trị “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”.
Từ nhiều thế kỷ nay, các phụ phẩm của quá trình chế biến thủy sản và giết mổ gia cầm đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu không ăn được có đóng góp quan trọng về kinh tế cho các ngành công nghiệp liên quan khác và cho xã hội.
Xác định phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới, là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới, Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đã khẳng định tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong phát triển đất nước. Nghị quyết cũng thể hiện sự kỳ vọng và quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực này qua các mục tiêu đặt ra.
Công nghệ sinh học đang được nhiều quốc gia trên thế giới xem là ngành “mũi nhọn” để phát triển. Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới với những mục tiêu cụ thể.
Ngày 20/7, Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT đã phối hợp với huyện Cẩm Thủy, Thanh Hoá khởi công dự án cấy tạo trầm hương trên cây Dó bầu bằng công nghệ sinh học, góp phần tạo ra Trầm hương chất lượng cao từ cây Dó bầu mà vẫn bảo vệ và phát triển bền vững của loại cây này.
TS Hoàng Phương Hà (Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) được biết đến là với vai trò chuyên nghiên cứu về vi sinh vật và tập trung vào một nhóm vi sinh vật có lợi đối với chất lượng nước và sức khỏe nói chung của tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu của TS Hoàng Phương Hà và các cộng sự đã và đang góp phần khai thác sức mạnh của các vi sinh vật có lợi, hỗ trợ nuôi trồng thủy sản.
Nghị quyết số 36-NQ/TW về Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSN) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đặt ra mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta thành quốc gia có nền CNSH phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về CNSH, thuộc nhóm dẫn đầu châu Á.
Ngày 04/7/2023, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Chương trình hành động về Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. (Chương trình).