Thứ bảy, 21/12/2024 | 18:33
Từ mẫu nước thải thu ở các công ty chế biến thủy sản, nhóm tác giả thuộc Trường ĐH Cần Thơ đã phân lập được 15 dòng vi khuẩn có khả năng hấp thu sulfide, mở ra tiềm năng ứng dụng vào xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học.
Nghiên cứu trình bày quá trình xử lý màu trong nước thải sản xuất bột giấy bằng công nghệ ozone bọt mịn. Sự ảnh hưởng của các yếu tố như các phương pháp tạo ra các bọt ozone siêu nhỏ, nồng độ ban đầu của màu nước thải, pH dung dịch, độ mặn của dung dịch và những kết quả thu được bằng cách xây dựng phương trình động học bậc một được tiến hành làm rõ trong nghiên cứu này.
Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến, nhằm tìm đầu ra cho các sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản như: hàu, mực đại dương, cá nóc, cá tra ...
Nước từ trường vốn được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người. Thế nhưng hiện nay, công nghệ này còn được áp dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng như thuỷ hải sản.
Từ con hàu, con mực,... là những nguồn lợi biển rất phổ biến tại Việt Nam nếu chỉ khai thác và chế biến theo phương pháp truyền thống giá trị kinh tế mang lại thấp và rất khó để tiến đến xuất khẩu. Áp dụng khoa học công nghệ, với sự phát triển của công nghệ sinh học, ngành công nghiệp chế biến thủy sản đang dần “chuyển mình” sang một hướng đi mới.
Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã ứng dụng thành công quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị tích hợp các kỹ thuật hiện đại tạo ra các sản phẩm có giá trị thực tiễn cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
Nhà sáng chế trẻ gốc Việt, Uyên Trần tìm ra phương pháp tái sử dụng phụ phẩm vỏ tôm kết hợp bã cafe thành chất liệu thay thế cho da thuộc
BAVABI là đơn vị duy nhất của Quảng Ninh có 2 sản phẩm là ruốc hàu Thái Bình Dương và ruốc cơ trai được trao giấy chứng nhận xếp hạng OCOP 5 sao. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đã giúp nâng tầm giá trị hải sản địa phương đồng thời mở ra hướng phát triển cho sản xuất sâu trong ngành hải sản.
Công ty thuỷ sản Vĩnh Hoàn đã phối hợp cùng với quỹ đầu tư CJ CheilJedang Corporation và công ty thực phẩm Woowa Brothers Asia Holdings của Hàn Quốc rót vốn vào startup Shiok Meats sản xuất thịt tôm từ các tế bào được nuôi trong phòng thí nghiệm.
TS. Nguyễn Viết Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản đã có cuộc trao đổi ngắn về vai trò của công nghiệp chế biến trong việc nâng cao giá trị ngành hải sản.
Trong thời gian qua, CNSH đang được ứng dụng ngày một rộng rãi và thể hiện tính ưu việt trong công nghệ chế biến.
Thực hiện dự án “Sản xuất surimi và một số sản phẩm chế biến surimi từ mực đại dương”, nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ được công nghệ sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ mực đại dương, từ đó nâng cao giá trị sử dụng và kinh tế của nguồn nguyên liệu này, đồng thời giúp cho nghề khai thác mực đại dương ở nước ta phát triển bền vững theo hướng công nghiệp.
Nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vân Đồn đã và đang đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến thủy sản, tạo thành các sản phẩm có chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Trong khuôn khổ thực hiện Đề án Phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Bộ Công Thương đã giao Viện nghiên cứu hải sản thực hiện 05 nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của ngành thủy sản.
Giá thể sinh học tự do (MBBR) đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải. Để nâng cao hiệu quả xử lý sinh học tại hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất giấy bao bì với tiêu chí dễ áp dụng, không phải cải tạo hệ thống thì giải pháp ứng dụng MBBR là phù hợp.
ThS. Nguyễn Viết Nghĩa-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản nêu 4 góp ý tại buổi Tọa đàm Công nghiệp sinh học đến năm 2030 nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến thủy, hải sản.
Tập đoàn Mavin vừa được UBND tỉnh Kiên Giang trao Quyết định Chủ trương đầu tư để thực hiện Dự án Trung tâm Nuôi trồng Hải sản Xuất khẩu tại vùng biển thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Dự án có quy mô rộng 2.000 ha mặt biển và tổng mức đầu tư là 30 triệu đô la Mỹ.
Viện nghiên cứu Hải sản được giao thực hiện 03 dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020