Thứ năm, 28/03/2024 | 20:03

Thứ năm, 28/03/2024 | 20:03

Bài báo khoa học

Cập nhật 05:21 ngày 04/01/2021

Thực trạng ngành chế biến thủy hải sản và một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong chế biến thủy, hải sản và phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy, hải sản

Mở đầu
Chế biến là công đoạn cuối cùng trong chuỗi sản xuất của ngành thủy sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản chế biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Tổng sản lượng năm 2019 đạt khoảng 8,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 8,6 tỷ USD, đóng góp 3,4% GDP toàn quốc và 24,4% GDP toàn ngành nông nghiệp.
Ngành chế biến thủy hải sản hiện nay phát triển thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, chế biến thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 435.000 lao động trực tiếp và trên 4 triệu lao động ngành thủy sản nói chung, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi..., đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.
Việt Nam gia nhập WTO và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng đã tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, các yếu tố phát triển bền vững cũng như các vụ kiện chống bán phá giá (điển hình như vụ kiện cá tra, basa và vụ kiện tôm). Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay tuy đã đạt được một số thành tích đáng kể trên thị trường thế giới, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế khi so sánh với hàng hóa của các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn khác như EU, Trung Quốc, Na Uy, Thái Lan,... năng lực cạnh tranh chưa cao, chất lượng không ổn định. Tỷ trọng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng tuy có tăng lên nhưng chưa nhiều mặt hàng tiện dụng, nghèo về mẫu mã và bao bì, chưa có chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực cũng như chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho các sản phẩm thủy sản chế biến, công nghệ chế biến sâu chưa được quan tâm phát triển. Bên cạnh đó, chế biến thủy sản trong nước chủ yếu chú trọng phục vụ chế biến thực phẩm, trong khi đó tiềm năng phát triển trong lĩnh vực y dược và một số lĩnh vực khác chưa được khai thác. Để giải quyết những vấn đề này, việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) chính là giải pháp tối ưu nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện ngành chế biến hải sản. Trong thời gian qua, CNSH đang được ứng dụng ngày một rộng rãi và thể hiện tính ưu việt trong công nghệ chế biến.
Xem toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY.
Viện Nghiên cứu Hải sản

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 3
  • 7
  • 9
  • 0
  • 6
  • 1
lên đầu trang