Thứ sáu, 26/04/2024 | 07:55

Thứ sáu, 26/04/2024 | 07:55

Tin Đề án

Cập nhật 09:33 ngày 09/09/2019

Một số ý của Viện Nghiên cứu Hải sản trong quá trình xấy dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030

Sáng 6/9, tại Viện Nghiên cứu Hải sản (Ngô Quyền, TP Hải Phòng), đoàn công tác Bộ Công Thương, các nhà khoa học cùng đại diện Viện Nghiên cứu Hải sản, một số doanh nghiệp liên quan lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm tham gia Tọa đàm Công nghiệp sinh học đến năm 2030.
Tại buổi tọa đàm, TS. Đặng Tất Thành - đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) trình bày tổng quát 8 mục tiêu dự kiến của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030.
Đại diện Viện Nghiên cứu Hải sản cũng báo cáo tại buổi tọa đàm các kết quả nghiên cứu về ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến của Viện giai đoạn 2010 - 2020 và một số định hướng, chiến lược phát triển của Viện đến năm 2030.
Bốn đề xuất của Viện Nghiên cứu hải sản là:
Một là: Thời gian tới cần thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo chuỗi từ con giống đến sản phẩm cuối, hướng đến các sản phẩm đặc trưng cho từng đối tượng nguyên liệu, trong đó các Bộ, ngành sẽ hỗ trợ triển khai triệt để từng giai đoạn phù hợp với định hướng của mỗi Đề án để giải quyết triệt để các vấn đề trong nghiên cứu khoa học và thương mại hóa sản phẩm.
Hai là: Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong việc nâng cao chất lượng con giống, xử lý triệt để và nâng cao giá trị phụ phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm theo định hướng thị trường.
Ba là: Chú trọng nghiên cứu và hoàn thiện các chuỗi công nghệ cho một số đối tượng thủy sản chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, mực đại dương, các rô phi,... như: Tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất sản phẩm đồ hộp, cá tra không thanh trùng để sản phẩm ổn định, phù hợp với nhu cầu của một số nước Đông Âu nhằm xuất khẩu sản phẩm từ công nghệ đã được triển khai từ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Bốn là: Cần thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm để duy trì, nâng cao sự sống của sản phẩm sau khi được thương mại hóa.
Quang cảnh tọa đàm tại Viện Nghiên cứu Hải sản (Ngô Quyền, TP Hải Phòng),
Cùng với đó, các đại biểu tham dự Tọa đàm như: Công ty Canafood (Nha Trang), Công ty TNHH MTV Minh Quang (Quảng Ngãi), Công ty NOVACO (Hà Nội) đã báo cáo một số kết quả triển khai nổi bật của đơn vị mình liên quan đến việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học; những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong quá trình ứng dụng vào thực tế; định hướng, chiến lược triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học của đơn vị trong thời gian tới (giai đoạn 2020 - 2030). Một số đề xuất, kiến nghị của đơn vị liên quan đến xây dựng cơ chế, đầu tư, nghiên cứu, nội dung và phương án triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm phát triển công nghiệp sinh học đã được Bộ Công Thương ghi nhận và tiếp thu để đưa vào dự thảo Đề án.
Trước ý kiến của các đại biểu, các nhà khoa học, ThS. Nguyễn Viết Nghĩa – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản cho rằng, trên cơ sở những nền tảng xây dựng, đề xuất mới cần có đánh giá cụ thể về công nghệ sinh học giai đoạn trước. Phân tích lại những tồn tại hạn chế từ nghiên cứu cho tới ứng dụng sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp để thời  gian tới định hướng về quy mô và hướng đầu tư.
Liên quan đến phát triển theo chuỗi, ông Nghĩa cho hay, đây là một trong những vấn đề cần ưu tiên của ngành thủy sản từ khi sinh ra, đánh bắt cho tới khi vận chuyển, chế biến rồi ra thị trường. Chuỗi này có sự đóng góp rất lớn của Bộ Công Thương từ chế biến đến xúc tiến thương mại, xuất khẩu.
“Các quy trình công nghệ nên được ưu tiên hỗ trợ để cải tiến. Các sản phẩm chủ lực quốc gia mà trong thủy sản có tôm, cá tra, cá basa, rô phi.. cần dược ưu tiên phát triển, ra được đến thị trường, xuất khẩu mới hi vọng đóng góp, nâng cao GDP cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Chúng ta nên tập trung phát triển một số dòng sản phẩm mới đặc biệt dòng sản phẩm nguyên liệu sẵn có, phong phú để phát triển quy mô hàng hóa lớn. Nên quan tâm mô hình khép kín. Hơn nữa, chúng ta cần định hình những dòng sản phẩm thực phẩm (thực phẩm dinh dưỡng cho con người ăn uống hàng ngày, thực phẩm chức năng), và phi thực phẩm. Bên cạnh đó, các đề tài, dự án chương trình nên ưu tiên cân đối theo vùng miền và gắn phát triển 5 trung tâm nghề cá lớn. Nếu làm được sự gắn kết này sẽ là động lực vùng. Đây là điều cần thiết và quan  trọng”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
TS. Đặng Tất Thành cho biết, thời gian qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã triển khai thành công một số dự án sản xuất thử nghiệm, các sản phẩm đã được các doanh nghiệp tiếp nhận, sản xuất và bắt đầu thương mại hóa, Viện đã thực hiện khá tốt vai trò kết nối doanh nghiệp và triển khai ứng dụng đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, TS Thành cũng đề nghị các đơn vị tại buổi tọa đàm đóng góp ý kiến đối với đề xuất thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhằm kết nối, chuyển giao công nghệ sản phẩm, hoàn thiện, hỗ trợ các nhà khoa học đưa công nghệ vào sản xuất. Đây sẽ là nơi các doanh nghiệp tìm đến các nhà khoa học để nâng cao giá trị chuyên môn, công nghệ cho sản phẩm.
Tổ soạn thảo Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030 đang gấp rút tổng hợp ý kiến đóng góp của các đơn vị khoa học và công nghệ, doanh nghiệp. Dự kiến trong tháng 9 Tổ soạn thảo sẽ sẽ hoàn thiện đánh giá thực trạng, đề xuất hướng triển khai xây dựng Đề án.
Vụ Khoa học và công nghệ
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 6
  • 4
  • 1
  • 5
  • 0
lên đầu trang