Thứ hai, 05/05/2025 | 00:35
Sử dụng chế phẩm trichobrachin với liều lượng 1,5mL/L trong xử lý quả thanh long sau thu hoạch cho hiệu quả tốt. Chất lượng thanh long ổn định trong suốt thời gian bảo quản, kéo dài thời gian bảo quản thanh long ở nhiệt độ phòng (30±2 độ C) lên đến 15 ngày, giúp giảm thiểu hư hỏng trên 80% so với không sử dụng chế phẩm trichobrachin.
Mới đây các nhà khoa học Viện Công nghệ Sinh học đã đưa ra những giải pháp xử lý sinh học thân thiện với môi trường để xử lý rác thải polymer, plastic (chất dẻo).
Việc triển khai "Sản xuất protease và amylase từ vi khuẩn làm thức ăn bổ sung nuôi tôm công nghiệp" đã mở ra một hướng đi mới góp phần tạo ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, giúp đa dạng hóa sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường trong nước.
Cây Hoàn Ngọc có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Raldk. thuộc họ Ôrô (Acanthaceae) là cây bản địa của Việt Nam. Cây này được GS. TSKH. Trần Công Khánh (Đại học Dược Hà Nội) tìm thấy tại Vườn quốc gia Cúc Phương và xác định được tên khoa học của nó là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk vào những năm 90 của thế kỉ 20 [1].
Bài thuốc sử dụng lá đu đủ trong hỗ trợ điều trị ung thư, đã được người dân ở một số nước trên thế giới như Úc, Mehico… và ở Việt Nam sử dụng. Năm 2010, công bố khoa học của tác giả Nam Dang và các đồng nghiệp ở Nhật Bản cho thấy dịch chiết nước từ lá đu đủ có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt một số dòng tế bào ung thư.
Viên nổi trong dạ dày Clarithromycin 500 mg có vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày nhưng lại chưa có đơn vị nào của Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Vì vậy, sản phẩm của Ths Cao Thị Thu Thảo và các cộng sự tại Trung tâm Khoa học công nghệ Dược Sài Gòn (Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh) đã giúp người bệnh giảm 50% chi phí điều trị bệnh dạ dày so với dùng thuốc nhập ngoại và giúp ngành y tế chủ động hơn về nguồn thuốc chữa bệnh.
Nhóm các nhà khoa học ở Viện Sinh học nhiệt đới đã nghiên cứu chế phẩm từ chitosan và dầu neem (xoan Ấn Độ) để phòng chống mọt gạo, có thể thay thế thuốc bảo quản lương thực bằng hóa học.
Từ hạt cây neem hay xoan Ấn Độ, nhóm các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Hóa sinh ứng dụng (TPHCM) đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công chế phẩm giúp giảm thất thoát phân đạm do tác động của các vi sinh vật trong đất.
TS. Đỗ Thị Liên và các cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã sản xuất thành công chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh, góp phần đảm bảo chất lượng, số lượng thức ăn cho con giống loài hai mảnh vỏ.
Xu hướng nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng chế phẩm sinh học đang được nhiều hộ dân ở các địa phương trong tỉnh áp dụng nhằm giúp thủy sản nuôi tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, góp phần nâng cao sản lượng, cung cấp sản phẩm thủy sản sạch và an toàn cho người tiêu dùng.
Được sự hỗ trợ của dự án WB7 về thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, trong năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang đã tổ chức triển khai mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý gốc rạ. Bước đầu mô hình này đã nhận được sự đồng thuận, tạo những chuyển biến tích cực trong sản xuất của người nông dân.
Từ probiotics xuất phát từ tiếng Hy lạp, có nghĩa là “cho sự sống”. Lilley và Stillwell (1965) đã dùng thuật ngữ này để mô tả những chất được bài tiết ra từ một sinh vật nào đó mà có tác dụng kích thích tăng trưởng cho một sinh vật khác.
Nhờ sử dụng chế phẩm men vi sinh ủ với thức ăn và xử lý chất thải nên người dân tại hợp tác xã Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội) dù có nuôi tới cả nghìn con lợn hay hàng chục nghìn con gà vẫn không hề xuất hiện mùi hôi thường thấy. Sản phẩm này giúp cho họ hoàn toàn không cần sử dụng đến thuốc hóa học, đảm bảo quy trình nuôi, trồng sạch cung cấp cho người tiêu dùng.
Các sản phẩm thực phẩm chức năng quân dụng giúp binh sỹ nâng cao thể lực, tăng cường khả năng tác chiến có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện chiến tranh hiện đại.
Chế phẩm sinh học từ dịch chiết lá cây thầu dầu và lá cây thuốc cá giúp giảm giá thành sản xuất, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, mang lại hiệu quả cao.
Nghiên cứu mới của Viện Công nghệ sinh học giúp loại bỏ hiệu quả nhựa cây trong gỗ nguyên liệu, đồng thời giảm việc sử dụng các hoá chất do đó thân thiện với môi trường hơn so với các phương pháp cũ.
Với sự hỗ trợ của Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Công ty Cổ phần Phát triển thực phẩm quốc tế (Bắc Giang) đã thực hiện Dự án “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm glutathione và thực phẩm chức năng giàu glutathione từ nấm men”.
Nước vải là loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao nhưng mùi vị chưa hấp dẫn người tiêu dùng. Điều này là do chất tạo hương chiếm hàm lượng nhiều nhất trong nước vải là phenethyl alcohol lại tồn tại ở dạng hợp chất nên chúng không có khả năng bay hơi vì vậy làm cho dịch quả vải có hương “chìm”.
Loại sữa này có thể dùng để truyền ống thông trực tiếp vào dạ dày người bệnh nặng và người bệnh nặng kém dung nạp lactose, từ đó góp phần cải thiện vấn đề tim mạch, tăng khả năng chống viêm nhiễm cho bệnh nhân với giá thành chỉ bằng ¼ so với sữa nhập ngoại.
Qua quá trình triển khai đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo, bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường tại Việt Nam” đã cho thấy tiềm năng lớn trong việc sử dụng các chế phẩm sinh học cho xử lý nhựa của dăm mảnh nguyên liệu giấy.