Thứ năm, 25/04/2024 | 15:35

Thứ năm, 25/04/2024 | 15:35

Tin tổng hợp

Cập nhật 07:56 ngày 07/08/2020

Mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý gốc rạ

Được sự hỗ trợ của dự án WB7 về thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, trong năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang đã tổ chức triển khai mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý gốc rạ. Bước đầu mô hình này đã nhận được sự đồng thuận, tạo những chuyển biến tích cực trong sản xuất của người nông dân.

Chế phẩm xử lý gốc rạ là một hỗn hợp vi sinh bao gồm nhiều thành phần
Thực hiện mô hình, ngay từ đầu năm 2020, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Giang đã phối hợp với UBND các huyện Quang Bình, Bắc Quang và Vị Xuyên để lựa chọn các hộ tham gia. Qua rà soát đã có 3.065 hộ tại 11 xã đủ điều kiện tham gia. Tổng diện tích thực hiện mô hình là 737ha. Trên cơ sở các hộ được lựa chọn, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Ban quản lý đầu tư các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn, đơn vị chủ đầu tư của dự án thực hiện cấp 1.842 kg chế phẩm vi sinh để hỗ trợ người nông dân thực hiện.
Chế phẩm xử lý gốc rạ là một hỗn hợp vi sinh bao gồm nhiều thành phần như chất hữu cơ, vi sinh vật hữu ích. Chế phẩm được sử dụng bằng cách phun trực tiếp vào gốc rạ hoặc trộn lẫn với phân để bón thúc. Thông qua đó sẽ góp phần phân hủy gốc rạ, rơm nhanh hơn chỉ với 7 đến 10 ngày. Giảm độ phèn, từ đó sẽ giúp cho cây mạ bung rễ, mở lá và cứng cây hơn. Đồng thời quá trình sử dụng chế phẩm sẽ giúp tăng cường vi sinh vật có lợi, giúp phòng các bệnh như đạo ôn, khô vằn, bạc lá. Giảm phân hóa học, từ đó góp phần tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng xuất, hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Người nông dân chỉ mất 7 ngày toàn bộ số gốc rạ đã mục nát, đất trở nên mềm hơn
Cánh đồng lúa mùa của thôn Nà Cọ xã Kim Thạch, nếu như những năm trước đây để chuẩn bị cho vụ mùa, thì người nông dân phải làm đất, cài ải và bừa dập gốc rạ từ 15 đến 20 ngày sau đó mới gieo cấy. Tuy nhiên năm nay khi thực hiện mô hình thì người nông dân chỉ mất 7 ngày toàn bộ số gốc rạ đã mục nát, đất trở nên mềm hơn.
Qua quá trình triển khai mô hình giúp người nông dân tiết kiệm nhân công, chi phí đầu tư mà cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn. Từ đó góp phần nâng cao năng xuất, hiệu quả kinh tế. Đồng thời nhận thức của người nông dân được nâng lên rõ rệt. Từ thành công của mô hình, trong vụ mùa 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, nhân rộng đại trà ra một số địa phương khác trong tỉnh./.
Theo Trang thông tin điện tử tổng hợp của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 5
  • 7
  • 4
  • 0
  • 5
lên đầu trang