Thứ hai, 12/05/2025 | 06:58
Sáng ngày 8 tháng 12, đoàn công tác Bộ Công Thương gồm đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ và Tổ chuyên gia đã thực hiện kiểm tra thẩm định sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu sản xuất đường Trehalose từ tinh bột bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”.
Quy trình nhân giống thông qua phôi vô tính mang lại hiệu quả nhân giống cao với hệ số nhân giống lớn, cho phép chủ động trong sản xuất cây dược liệu quý, không phụ thuộc vào mùa vụ. Đồng thời, hệ thống chiếu sáng đơn sắc (đèn LED) sử dụng trong quy trình giúp giảm giá thành sản xuất cây giống.
Một số chủng Bacillus subtilis được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất probiotic. Chúng có khả năng tạo nội bào tử, chịu được điều kiện pH acid của dạ dày. Probiotic sản xuất các enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó, probiotic góp phần làm giảm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
Việc tiếp cận theo hướng công nghệ sinh khối đã giúp GS.TS. Đỗ Năng Vịnh (nguyên Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp) và các cộng sự tìm ra một phần lời giải cho bài toán môi trường cũng như kinh tế của ngành mía đường và lúa gạo Việt Nam.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ sinh học đã sản xuất thành công sản phẩm TPCN dạng viên nang có tác dụng làm giảm các nồng độ lipid máu thông qua các chỉ số cholesterol, triglyceride, LDL-C và làm tăng HDL-C, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khở của người tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng nông sản không chỉ bị đứt gãy do dịch Covid-19, mùa màng của nông dân các nước Kenya và Uganda còn bị sâu bệnh phá hoại. Các giống cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) đang được kỳ vọng đưa vào sử dụng rộng rãi hơn. Trong đó, các giống cây trồng biến đổi gen (BĐG) được hứa hẹn sẽ giúp các quốc gia này giải quyết tình trạng đói nghèo, hay nạn thiếu lương thực trầm trọng đang diễn ra hiện nay.
Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang được coi trọng, là một hướng đi đúng; giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại
Quy trình công nghệ giúp tận dụng bã sắn - phụ phẩm của công nghiệp tinh bột sắn làm nguyên liệu trong sản trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
Hơn 100 công nghệ của 50 doanh nghiệp, trường viện, tổ chức khởi nghiệp… được quảng bá và xúc tiến thương mại nhằm đưa công nghệ ra thị trường, phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, thực tiễn cuộc sống.
Trong nghiên cứu này, các hạt nano bạc (AgNPs) được tổng hợp bằng cách sử dụng chiết xuất vỏ chanh dây tím như là tác nhân khử. Sự hình thành các hạt nano bạc (AgNPs) từ dung dịch AgNO3 và anthocyanin trong chiết xuất vỏ chanh dây tím đã được kiểm soát bằng phân tích quang phổ UV/Vis và ghi lại sự cộng hưởng plasmon bề mặt ở bước sóng 445 nm.
Nhằm tận dụng triệt để các phần có thể sử dụng được từ quả mắc ca và đa dạng hóa sản phẩm mắc ca trên thị trường, Bộ Công Thương đã giao trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất một số loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ quả mắc ca”.
Bưởi và các cây ăn quả có múi thường mắc nấm bệnh trên lá và quả như nấm ghẻ nhám, nấm thán thư, nấm gỉ sắt, nám, rám quả. Nấm bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và mẫu mã của quả bưởi, nhất là giống bưởi Diễn. Các sản phẩm thuốc phòng trừ nấm hữu cơ hiện nay đang được hạn chế sử dụng do có độc tính lớn và gây ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm nano có tác dụng phòng chống nấm cao, không độc hại và không gây ô nhiễm môi trường, đang được quan tâm.
Theo Tạp chí KH uy tín Scientific Reports, mới đây các nhà nghiên cứu từ Đại học Aarhus đã phát triển một công cụ dự đoán sử dụng công nghệ máy học kết hợp với dữ liệu cộng hưởng từ (NMR) thực nghiệm cho hàng trăm protein. Công cụ này được đánh giá là hữu ích cho các nghiên cứu cấu trúc và tìm hiểu vai trò sinh học, quy định của các protein có các vùng bị rối loạn.
Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh và đạt được các kết quả quan trọng.
Nhằm hướng đến phát triển thi trường trong nước về nguyên liệu isoquercetin và sử dụng trong thực phẩm bổ sung dinh dưỡng với tính khả dụng sinh học cao hơn rutin thông thường, năm 2018, Bộ Công Thương đã giao Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga thực hiện đề tài “Nghiên cứu chuyển hóa rutin thành isoquercetin bằng vi sinh vật và ứng dụng làm nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng”.
Công nghệ sinh học là gì? Công nghệ sinh học, hiểu một cách đơn giản là việc khai thác, chiết tách các hoạt chất từ các vi sinh vật, tế bào thực vật để sản xuất các sản phẩm sinh học phục vụ cho nhu cầu của con người.
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện trong các năm qua với các nhiệm vụ khoa học nhằm tạo nên các sản phẩm theo chuỗi từ nghiên cứu ở phòng thí nghiệm đến khi có sản phẩm hàng hóa và lưu thông trên thị trường, đồng thời cũng là cầu nối giữa khoa học nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, bước đầu tạo nên chuỗi kinh tế tuần hoàn.
Các nghiên cứu tạo ra thực phẩm chức năng có tác dụng phòng chống các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ đang được tập trung nghiên cứu rộng rãi cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Hoàng Phương Lan thực hiện đề tài: “Nghiên cứu qui trình công nghệ xử lí vỏ giáp xác bằng enzyme ứng dụng làm phân bón hữu cơ sinh học chất lượng cao”, với mục tiêu: Nghiên cứu đưa ra qui trình công nghệ xử lí vỏ giáp xác (tôm, cua…) bằng phương pháp enzyme ổn định, phù hợp điều kiện sản xuất trong nước, tạo ra sản phẩm ứng dụng làm phân bón hữu cơ sinh học chất lượng cao dùng bón lá và bón gốc.
Nhóm nghiên cứu Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ đã triển khai đề tài “Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế enzym polyphenoloxydase của các loài rau gia vị và khả năng ứng dụng trong bảo quản lạnh tôm thẻ chân trắng”, mở ra hướng đi mới cho ngành thủy sản trong nước. Đề tài được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu năm 2019.