Thứ hai, 23/12/2024 | 10:50
Các nhà khoa học tại Học viện Quân y đang nghiên cứu công nghệ chiết xuất hoạt chất Huperzine A để ứng dụng trong sản xuất một số thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
Lần đầu tiên một nhóm nghiên cứu tại ĐH Khoa học – Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công sản phẩm probiotic hỗ trợ xử lý bệnh phụ khoa và tăng cường đề kháng cho phụ nữ với chi phí chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm ngoại nhập.
Đoàn công tác kiểm tra định kỳ các nhiệm vụ KHCN do Bộ Công Thương thành lập vừa làm việc với Công ty CP Phát triển thực phẩm quốc tế về việc thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm glutathione (GSH) và thực phẩm chức năng giàu glutathione từ nấm men".
Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) cấp quốc gia, Công ty CP Phát triển thực phẩm quốc tế đã làm chủ được công nghệ sản xuất chế phẩm glutathione từ sinh khối nấm men với chất lượng cao và ổn định, đặc biệt là giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm đang phải nhập ngoại hiện nay trên thị trường.
Mới đây, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ bã thải dong riềng từ chính các chủng vi sinh vật bản địa.
Quy trình cho phép tách chiết hoạt chất có chứa ricin và rotenone từ lá cây thầu dầu (Ricinus communis), lá cây thuốc cá (Derrisscandens) để sản xuất chế phẩm sinh học dùng phòng trừ bọ phấn (Bemisia tabaci) hại cây trồng.
Tận dụng những phế phẩm như dăm mảnh gỗ vụn, bùn thải, vỏ cây, giấy phế liệu,…nhóm các nhà khoa học tại Viện Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội đang tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất protein đơn bào để ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây được xem là hướng nghiên cứu xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Dự án “Sản xuất protease và amylase từ vi khuẩn làm thức ăn bổ sung nuôi tôm công nghiệp” được triển khai nhằm khai thác những công dụng và giá trị của 2 loại enzyme này, góp phần tạo ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi mới trong ngành nuôi tôm, giúp đa dạng hóa sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường trong nước.
Nhóm nghiên cứu của trường đại học Nguyễn Tất Thành vừa nghiên cứu, sản xuất được nước giải khát chứa astaxanthin từ một loại tảo. Đây là sản phẩm nước giải khát đầu tiên tại Việt Nam chứa chất này.
Thông qua việc tách chiết vi bao hợp chất chống oxy hóa Polyphenol có trong quả nhàu, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Khoa Khoa học ứng dụng và sức khỏe trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng, có tác dụng cao bồi bổ sức đề kháng cho cơ thể con người.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho con cá tra, mà còn đưa thế mạnh sản xuất phát triển bền vững.
Viên nang được chiết xuất từ cao hỗn hợp trái mướp đắng, cây râu mèo và cây mắc cỡ (xấu hổ) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết đã được ThS. Dương Thị Mộng Ngọc và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh sản xuất thành công.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung quy mô lớn và đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản và xây dựng chuỗi liên kết… Hoạt động này nhằm truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nông sản, thực phẩm bán trên thị trường.
Nhóm nghiên cứu hải sâm của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III lần đầu tiên sản xuất thành công giống hải sâm vú trắng, mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm này.
Chiều ngày 25/6, đoàn kiểm tra Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra định kỳ đề tài do Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hoá dầu thực hiện.
Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore phát triển phương pháp chiết xuất chitin bằng cách lên men vỏ tôm và trái cây bỏ đi.
Sự thành công của dự án cho phép mở ra tiềm năng lớn cho ngành sản xuất rượu Whisky quy mô công nghiệp.
Thực hiện dự án “Sản xuất surimi và một số sản phẩm chế biến surimi từ mực đại dương”, nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ được công nghệ sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ mực đại dương, từ đó nâng cao giá trị sử dụng và kinh tế của nguồn nguyên liệu này, đồng thời giúp cho nghề khai thác mực đại dương ở nước ta phát triển bền vững theo hướng công nghiệp.
Với công nghệ nuôi cấy tảo cố định trên hai lớp màng – một công nghệ nuôi cấy vi tảo hoàn toàn mới trên thế giới, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã sản xuất thành công astaxanthin từ vi tảo Haematococcus pluvialis và ứng dụng để sản xuất nước giải khát giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một nhóm các nhà khoa học của Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương) đã thực hiện thành công việc nghiên cứu sản xuất đường trehalose từ tinh bột sắn bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm.