Thứ hai, 23/12/2024 | 06:58
Trong chương trình nghiên cứu hợp tác thuộc đại học Waseda (Nhật Bản), nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc thúc đẩy sự phát triển cây trồng nhằm tăng năng suất hạt biểu hiện dị hợp protein từ cây Arabidopsis. Kết quả này rất có ý nghĩa cho việc tăng hiệu suất sản xuất dầu diesel sinh học từ thực vật.
Để góp phần giải quyết bài toán đổi mới công nghệ trồng nấm quy mô công nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, Công ty TNHH MTV Nấm Trang Sinh đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ trồng nấm bào ngư ôn đới quy mô công nghiệp từ khâu sản xuất giống đến thu hoạch.
Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Nam bộ đã xây dựng thành công quy trình nuôi và thu sinh khối vi tảo Thalassiosira sp. có chất lượng và giá trị dinh dưỡng phù hợp làm thức ăn trong sản xuất giống nhiều loại thủy sản.
Mới đây, Tạp chí Phys đã công bố một nghiên cứu có thể tạo ra protein từ hệ thống điện hóa và công nghệ sinh học với mức tiêu thụ năng lượng tương đối thấp. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tübingen do giáo sư Lars Angenent đứng đầu.
Việc triển khai "Sản xuất protease và amylase từ vi khuẩn làm thức ăn bổ sung nuôi tôm công nghiệp" đã mở ra một hướng đi mới góp phần tạo ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, giúp đa dạng hóa sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường trong nước.
Cây Hoàn Ngọc có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Raldk. thuộc họ Ôrô (Acanthaceae) là cây bản địa của Việt Nam. Cây này được GS. TSKH. Trần Công Khánh (Đại học Dược Hà Nội) tìm thấy tại Vườn quốc gia Cúc Phương và xác định được tên khoa học của nó là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk vào những năm 90 của thế kỉ 20 [1].
Trong khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Bộ Công Thương đã giao Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất sinh khối nấm thượng hoàng và ứng dụng để sản xuất thực phẩm chức năng”.
Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã có thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp sản xuất thực phầm xuất khẩu sang Hàn Quốc được yêu cầm nộp hồ sơ kiểm tra tại nguồn.
Tính đến ngày 13/8/2020, TP. Hà Nội đã có 1.992 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn thủ đô đã chủ động công bố chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) các sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.
Nhìn lại, sau 15 năm thực hiện việc “đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trên địa bàn tỉnh, công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học đã có nhiều tiến bộ rõ rệt; những ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực nông nghiệp, y - dược, bảo vệ môi trường... đã phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trong tỉnh.
Thông qua xây dựng các mô hình học máy (machine learning) có thể rà soát thông tin protein được chọn ra từ cơ sở dữ liệu bộ gene, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các quy tắc thiết kế tương đối đơn giản để sản xuất protein nhân tạo với phản ứng hóa học không kém protein trong tự nhiên.
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4-3-2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, những năm qua, hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Như Xuân có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Theo Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc tế, các nhà khoa học tại Đại học Bang Nam Ural (SUSU) đã phát hiện ra chiết xuất một loại cây cỏ phổ biến có tên Bidens pilosa là một nguồn enzyme đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp thực phẩm. Theo đó, công nghệ này cho phép tạo ra các chất thay thế từ thực vật rẻ hơn nhiều so với các enzym cần thiết trong sản xuất rượu vang và pho mát.
Theo tạp chí ACS Catallysis, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bayreuth hiện đã phát hiện ra một loại enzyme có lợi thế lớn như một chất xúc tác sinh học rất thích hợp cho việc sản xuất các loại thuốc có nguồn gốc từ sản phẩm tự nhiên.
Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày một tăng dẫn đến nhu cầu thức ăn thủy sản ngày càng lớn. Việc phát triển sản xuất thức ăn là cần thiết, tuy nhiên, còn nhiều rào cản để lĩnh vực này tăng tốc.
An toàn thực phẩm luôn là vấn đề thời sự, luôn nóng hổi từng ngày và từng giờ; để đảm bảo an toàn thực phẩm, đòi hỏi không chỉ nhà sản xuất mà cả xã hội chung tay.
Nằm trong khuôn khổ Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020, Dự án “Sản xuất thử nghiệm rượu Whisky từ malt đại mạch và nguyên liệu thay thế của Việt Nam”, sẽ góp phần giảm bớt lượng rượu nhập khẩu và mở ra những nền tảng ban đầu cho ngành sản xuất rượu Whisky Việt Nam.
Năm 2013, Liên hiệp Khoa học Công nghệ Hóa học và Môi trường - Hội Hóa học Việt Nam đã được Bộ Công Thương phê duyệt và ký hợp đồng triển khai thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất Curcumin từ củ nghệ vàng (Curcuma longa) và Bromelain từ cây dứa (Ananas sativa) và sản xuất thực phẩm chức năng từ hai sản phẩm trên”.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước là một hướng đi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn thường chiếm khoảng 50 - 80% chi phí giá thành sản phẩm (tùy thuộc vào từng đối tượng nuôi). Hiện nay, các nhà sản xuất hướng đến việc cho ra đời loại thức ăn bền vững, chi phí thấp nhằm giảm giá thành và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi.