Thứ sáu, 27/12/2024 | 03:22
Với quy mô ứng dụng và trình độ công nghệ ngày càng cao, nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt trong việc phát triển ngành công nghệ sinh học.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học (CNSH) mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho phát triển KT – XH. Nắm bắt kịp thời xu thế đó, tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt việc ứng dụng CNSH trong nhiều lĩnh vực và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
BAVABI là đơn vị duy nhất của Quảng Ninh có 2 sản phẩm là ruốc hàu Thái Bình Dương và ruốc cơ trai được trao giấy chứng nhận xếp hạng OCOP 5 sao. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đã giúp nâng tầm giá trị hải sản địa phương đồng thời mở ra hướng phát triển cho sản xuất sâu trong ngành hải sản.
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Hệ thống thực phẩm bền vững trong tương lai tại Đại học Helsinki cùng với Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT của Phần Lan cho thấy rằng ovalbumin do nấm tạo ra có thể có khả năng giảm thiểu một phần gánh nặng về môi trường liên quan đến bột lòng trắng trứng gà.
Tại tỉnh Sơn La, sản xuất nông nghiệp ngày nay không còn phụ thuộc quá nhiều vào sự sinh trưởng và phát triển tự nhiên. Bà con nông dân đã chủ động ứng dụng công nghệ sinh học trong việc lai tạo và đưa các loại giống mới vào sản xuất.
Cây mắc ca được đưa vào trồng ở nước ta từ năm 1994, đến nay Việt Nam là nước đứng thứ 11 trong 17 nước có diện tích cây mắc ca lớn nhất trên thế giới.
Nhờ thành quả từ chương trình nghiên cứu trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, ngành lâm nghiệp những năm qua có sự phát triển vượt bậc.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong các khâu như chọn lọc đàn cá bố mẹ, công nghệ sản xuất cá giống bằng phương pháp đẻ vuốt và ấp trứng bằng bình vây,...là một số kỹ thuật đang được triển khai trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Nhờ tích cực ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và chăn nuôi, những năm qua, ngành nông nghiệp Quảng Trị đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, đã tạo ra các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ứng dụng công nghệ sinh học đã mang đến nhiều lợi ích trong việc lai tạo và đưa các loại giống mới vào sản xuất, chủ động kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến những thay đổi sâu sắc đối với các lĩnh vực, trong đó có công nghệ sinh học. Trên nền tảng những công nghệ lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngành công nghệ sinh học của Việt Nam bước đầu đã có những bước tiến quan trọng, mở ra nhiều triển vọng phát triển mới...
Trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 4 trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đang triển khai thực hiện Dự án Khu ứng dụng công nghệ sinh học tại Thành phố và Dự án Xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu.
Nhiều nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì đã giúp nâng cao giá trị gia tăng cho nhiều mặt hàng nông sản, phụ phẩm nông sản có giá trị thấp, tạo ra được nhiều sản phẩm mới có giá thành rẻ,...
Đây là các nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương quản lý. (Nguồn: Báo Công Thương)
Sáng ngày 17 tháng 11, đoàn công tác Bộ Công Thương đã tiến hành thẩm định sản phẩm nhiệm vụ “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học tái tổ hợp sinh tổng hợp bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản” do Viện Công nghệ sinh học chủ trì thực hiện.
Techmart Công nghệ sinh học là sự kiện thường niên do Trung tâm thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ (CESTI0 tổ chức. Sáng ngày 25 tháng 11, lễ khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Công nghệ sinh học - Techmart Công nghệ sinh học năm 2021 theo hình thức trực tuyến.
Sáng ngày 17 tháng 11, đoàn công tác Bộ Công Thương đã tiến hành thẩm định sản phẩm nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu tạo dòng tế bào tái tổ hợp để sản xuất peptid từ da ếch có tính kháng khuẩn thay thế kháng sinh và hỗ trợ điều trị ung thư” do TS. Lã Thị Huyền – Viện Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm.
Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Công nghệ sinh học - Techmart Công nghệ sinh học 2021 sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26 tháng 11 bằng hình thức trực tuyến.
Trường Đại học Sao Đỏ phối hợp cùng Công ty Cổ phần thức ăn Chăn nuôi VTH (Hải Dương) đã ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thành công thức ăn dạng lỏng cho lợn, giúp lợn dễ tiêu hóa hơn và tăng cường sức đề kháng.