Thứ bảy, 27/04/2024 | 01:46

Thứ bảy, 27/04/2024 | 01:46

Tin Đề án

Cập nhật 10:15 ngày 10/03/2021

Chế phẩm enzym nuôi tôm công nghiệp "made in Việt Nam"

Nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của nước ta, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu, trong đó nuôi tôm chiếm tỷ trọng lớn. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủy sản đạt kim ngạch 8,6 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 12,4%. Như vậy, mặc dù có có chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường xuất khẩu tôm đã trở thành điểm sáng của ngành xuất khẩu thủy sản năm 2020.
Hiện nay, ở nước ta nuôi tôm hình thức thâm canh, quy mô công nghiệp cho năng suất và chất lượng cao đã và đang được phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nghề nuôi tôm phát triển ồ ạt gây ô nhiễm môi trường. Yêu cầu về việc sử dụng chế phẩm sinh học để phát triển bền vững ngành nuôi tôm trở nên cấp thiết.
Sản xuất thức ăn nuôi tôm công nghiệp theo quy trình "sạch"
Được thành lập năm 2004, Công ty TNHH SX&DV Trúc Anh (Bạc Liêu) xác định tầm quan trọng của các chế phẩm vi sinh trong việc bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm tôm sạch. Các chế phẩm vi sinh của Công ty luôn được nghiên cứu kỹ, phù hợp với vùng đất nuôi tôm của đồng bằng sông Cửu Long nói chung, của tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
Mới đây nhất, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công Protease và Amylase tử vi khuẩn ứng dụng làm thức ăn bổ sung nuôi tôm công nghiệp. 
Việc ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm, chất lượng môi trường trong nuôi tôm là hướng đi chủ đạo, mang tính khoa học và có ý nghĩa rất lớn đến việc phát triển bền vững. Công nghệ enzyme được xem là phương án thích hợp, tham gia vào việc giải quyết, nâng cao hiệu quả thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho ngành tôm.
Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh cho biết, Protease là các enzym xúc tác sự thủy phân liên kết peptit trong phân tử protein tạo sản phẩm acid amin hoặc acid amin và peptide. Ngoài ra, Protease có khả năng thủy phân liên kết este và vận chuyển acid amin. Protease được ứng dụng làm thức ăn bổ sung chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản nhằm tăng khả năng tiêu hóa, tăng trọng vật nuôi.
Amylase là nhóm enzym xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột tạo ra dextrin, mantose và glucose. Amylase được ứng dụng trong sản xuất bia, rượu, bánh mì, thức ăn nuôi trồng thủy sản...
Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh đã tiến hành nghiên cứu và khai thác những công dụng và giá trị của protease và amylase, phục vụ sản xuất thức ăn cho tôm góp phần đa dạng hóa sản phẩm thức ăn nuôi tôm trong nước. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ enzyme để bổ sung vào thức ăn sẽ giúp cho việc tiêu hóa của tôm được cải thiện, hấp thụ được tối đa dinh dưỡng và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường đề kháng. Đồng thời, giảm thức ăn thừa gây ô nhiễm. 
“Có thể nói, những kết quả đạt được từ nghiên cứu góp phần tạo ra chế phẩm enzym made in Việt Nam đạt chất lượng tốt, có thể ngay lập tức triển khai ngoài thực tiễn, không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, mà còn góp phần tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có trong nước.” - Ông Lê Anh Xuân giám đốc công ty TNHH SX & TM Trúc Anh cho biết thêm.
Sản phẩm enzyme bổ sung vào thức ăn nuôi tôm do Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh (Bạc Liêu) sản xuất
Thành công gắn kết "hai nhà" 
Sản phẩm enzyme bổ sung vào thức ăn nuôi tôm do Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh (Bạc Liêu) sản xuất đã được các hộ nuôi tôm tại Bạc Liêu sử dụng. Kết quả triển khai thực tế cho thấy các chế phẩm này giúp tăng khả năng kháng bệnh, tăng năng suất nuôi tôm công nghiệp từ 10-15%.
Theo Ông Vũ Xuân Huy – chủ hộ nuôi tôm tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bac Liêu, “trước đây với phương pháp muôi tôm truyền thống tôi phải sử dụng kháng sinh, hóa chất để tăng sức đề kháng cho con tôm và phải cần 4 tháng để nuôi được lứa tôm nhưng từ khi khi sử dụng thức ăn và công nghệ của công ty Trúc Anh thì chỉ cần 3 tháng là có thể xuất bán”.
Gian hàng trưng bày sản phẩm của Công ty Trúc Anh giới thiệu về những sản phẩm vi sinh giúp giảm ô nhiễm trong nuôi tôm công nghiệp
Qua phân tích, các sản phẩm thức ăn nuôi tôm công nghiệp đạt các yêu cầu chỉ tiêu về hàm lượng chất dinh dưỡng như protein, lipid, chất xơ,…Tôm nuôi có kích thước đồng đều, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý. Điều đáng ghi nhận là sản phẩm thức ăn nuôi tôm đã góp phần giảm sử dụng kháng sinh, giảm sử dụng hóa chất để tránh gây ô nhiễm môi trường. 
“Nếu như tất cả các cơ sở nuôi tôm đều ứng dụng kết quả của dự án “Sản xuất Protease và Amylase tử vi khuẩn ứng dụng làm thức ăn bổ sung nuôi tôm công nghiệp” thì việc tạo ra được tôm sạch, tạo ra được khu vực nuôi trồng tôm cũng sạch sẽ thì rất tốt. Chúng tôi đánh giá rằng, đây là dự án kết hợp được việc nghiên cứu của nhà khoa học với nhà doanh nghiệp sản xuất”, PGS. TS Phí Quyết Tiến – Phó viện trưởng Viện công nghệ Sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định.
PGS.TS. Phí Quyết Tiến - Viện Công nghệ sinh học (đứng) đánh giá cao các sản phẩm thức ăn nuôi tôm do  Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh nghiên cứu v sản xuất
Chia sẻ về thành công bước đầu của dự án, TS. Đặng Tất Thành cho biết: “Đây là một trong những dự án thành công của Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì. Dự án khi đã tìm ra các hướng đi thiết thực và khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư kinh phí và ứng dụng công nghệ nhằm đưa được ra thị trường sản phẩm chất lượng cao.
Mai Anh
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 7
  • 1
  • 3
  • 9
  • 7
lên đầu trang