Thứ sáu, 01/11/2024 | 07:31
Nhóm tác giả ở Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM đã nghiên cứu, thực hiện quy trình công nghệ nano hóa hỗn hợp tinh nghệ gừng và một số dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ CO2 lỏng siêu tới hạn, làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Hướng tới mục tiêu ngừng sử dụng hoàn toàn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Hùng Vương đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Hùng Vương đã sản xuất thành công 2 chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, gồm HP02 (dùng cho gia cầm) và HS02 (dùng cho gia súc). Sản phẩm của nhóm nghiên cứu giúp các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng không sử dụng kháng sinh tổng hợp.
Từ các thảo dược quen thuộc, nhóm tác giả ở Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản Nam Bộ đã nghiên cứu, sử dụng để phòng trị bệnh do liên cầu khuẩn trên cá rô phi, có thể dùng để thay thế các loại thuốc kháng sinh hay hóa chất.
Thời gian gần đây, việc sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh nhiễm khuẩn đang ngày càng trở nên phổ biến do những ưu điểm: dễ tìm kiếm, giá thành thấp, hoạt tính kháng khuẩn cao,...
Để đa dạng cách thức sử dụng nguồn dược liệu quý saffron tách từ nhụy hoa nghệ tây (Crocus sativus), nghiên cứu đã bước đầu xây dựng được quy trình chế biến trà thảo dược nhụy hoa nghệ tây và cỏ ngọt đóng chai.
Sau gần 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm (2018-2021), nhóm tác giả thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, chế tạo thành công chế phẩm thảo dược Bio Shrimp Herb 01 hỗ trợ phòng ngừa bệnh đốm trắng và chết sớm, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho tôm, góp phần giải quyết việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
Đây là nội dung thuộc đề tài Nghiên cứu sàng lọc thảo dược có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình tế bào HepG2 bị gây độc bởi ethanol hoặc tert-butyl hydroperoxide do Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM chủ trì thực hiện.
Nhóm tác giả ở Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (thuộc Đại học Y Dược TPHCM) đã kết hợp muối Cần Giờ với thảo dược để điều chế các sản phẩm ngâm chân, có khả năng hỗ trợ giảm nhẹ một số loại bệnh và tăng giá trị cho muối của địa phương.
Việc nghiên cứu và chuyển giao quy trình sản xuất muối thảo dược ngâm chân từ muối Cần Giờ đã góp phần tạo nên một sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đây còn là một giải pháp hữu ích nhằm mở rộng đầu ra cho muối nguyên liệu, làm tăng thu nhập của diêm dân và phát triển kinh tế của địa phương.
Sau hai năm nghiên cứu và thử nghiệm, nhóm tác giả thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã chế tạo ra chế phẩm thảo dược giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy và cải thiện tăng trưởng cho heo và gà, đồng thời giúp giải quyết vấn đề lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.
Chế phẩm sinh học Limo AZA 3.000EC chứa hoạt chất azadirachtin chiết xuất từ hạt cây neem (Azadirachta indica A. Juss) trồng ở Việt Nam là một trong những sản phẩm của các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm (từ năm 2004 đến 2018) của Viện Công nghệ Hóa sinh ứng dụng TP.HCM nhằm phát triển các sản phẩm ứng dụng dầu neem và hoạt chất azadirachtin trong hạt neem.
Tác giả Hà Việt Sơn (Trung tâm Nghiên cứu và Phát sinh công nghệ Hóa Sinh) đã nghiên cứu thành công “Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng bổ dưỡng sức khỏe từ mỡ đà điểu và cao chiết thảo dược”, được cấp bằng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, số 1-0020242.
Nano thảo dược không còn xa lạ ở Việt Nam với khả năng cải thiện độ tan, tăng hấp thu và hiệu quả tác dụng. Tuy nhiên giá thành của dạng nano thường cao hơn các dạng bào chế thông thường và thực tế không phải thảo dược nào cũng cần nano hóa.
Ngày 23/6, tại Đại học Dược Hà Nội, Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp với Trung tâm công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam công bố sản xuất thành công nano dây thìa canh và nano lá sen bằng bộ 3 công nghệ hiện đại gồm lên men, chiết xuất chọn lọc và nano hóa, hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu.
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Hội thảo “Sử dụng chế phẩm sinh học và thảo dược trong chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, nhằm định hướng cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học, đảm bảo tính bền vững.