Thứ bảy, 10/05/2025 | 23:19
Nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo, rau, cây ăn quả, chè, gia tăng giá trị sản phẩm trên địa bàn, Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn triển khai nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ công nghệ nano trong sản xuất lúa, rau, cây ăn quả, chè an toàn tại tỉnh Quảng Ninh; đề xuất các giải pháp duy trì nhân rộng mô hình”.
Nhằm tận dụng nguồn phế, phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng cho nền nông nghiệp hữu cơ, đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, Viện cây ăn quả Miền Nam đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình xử lý phế, phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, phân chuồng,…) thành phân bón hữu cơ tại tỉnh Sóc Trăng”.
Từ các phế phẩm vỏ trứng gia cầm và vỏ đầu tôm, nhóm tác giả ở Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa), đã làm ra chế phẩm phân bón lá sinh học, giúp nâng cao năng suất và giảm một số bệnh trên cây trồng.
Từ nhiều thế kỷ nay, các phụ phẩm của quá trình chế biến thủy sản và giết mổ gia cầm đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu không ăn được có đóng góp quan trọng về kinh tế cho các ngành công nghiệp liên quan khác và cho xã hội.
Việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón sinh học không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Ông Đặng Tiến Dũng và các cộng sự tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Sau thu hoạch đã ứng dụng công nghệ để biến những tấm da bò thải loại thành thức ăn chăn nuôi và phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp.
Sử dụng vỏ sầu riêng làm phân bón hữu cơ giúp phát triển nguồn phân bón mới phù hợp với yêu cầu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, tiết kiệm chi phí cho người nông dân.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) đã sử dụng keratin chiết xuất từ tóc tạo ra môi trường để cây trồng phát triển.
Mỗi thùng gom rác nhỏ ở góc vườn ngày hôm nay đều là những tín hiệu tích cực trong việc hướng tới phát triển nền nông nông nghiệp bền vững, hiện đại.
Trong bối cảnh giá phân bón vô cơ tăng cao, việc sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ đã có bước tiến vượt bậc, góp phần giảm bớt gánh nặng cho nông dân.
Nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam do ThS. Nguyễn Thị Lan Anh dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh dùng cho cây ngô”
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đất và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp đang là vấn đề được nhiều người quan tâm do việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Từ thực tế này, nhóm nghiên cứu do tác giả Lê Minh Dương dẫn đầu đã tạo ra một loại phân hữu cơ mới, vừa bảo vệ môi trường mà vẫn giữ được hiệu quả kinh tế: Phân hữu cơ vi sinh Plantex.
ThS Nguyễn Văn Tính và các cộng sự thuộc Công ty TNHH Mai Thiên Thanh đã nghiên cứu, sản xuất thành công phân bón hữu cơ từ các nguồn phế/phụ phẩm trong quá trình chế biến cá tra, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận thu nguồn phế/phụ phẩm của quá trình sản xuất.
Ngày 09/02/2023, tại bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức khánh thành Nhà máy Sản xuất phân bón Sông Lam Tây Bắc. Việc khánh thành nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sẽ góp một phần lớn vào việc xử lý cũng như tận dụng phụ phế phẩm của các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn.
Thành công của dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng phân bón lá dạng dịch chất lượng cao chứa chitosan và axít amin từ bã men bia phục vụ sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội” đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Trong nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân protein từ phụ phẩm cá rô phi như tỷ lệ enzym papain và bromelin thô, thời gian và nhiệt độ thủy phân được đánh giá.
Amoniac (NH3) thường được sử dụng trong phân bón, do đó có thể gây ô nhiễm nguồn nước khi chảy ra khỏi ruộng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn chỉnh sửa gen có thể trở thành giải pháp thay thế cho những loại phân bón như vậy.
Thủy phân phụ phẩm cá rô phi bằng phương pháp enzym để thu nhận protein là một hướng nghiên cứu đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bằng việc sử dụng bánh dầu hoặc bã đậu nành kết hợp enzyme, các cán bộ của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học YERSIN đã sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm cá.
TS. Tạ Ngọc Ly cùng các cộng sự tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng đã xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ lông gà – một loại phế phẩm của công nghiệp chế biến gia cầm.