Thứ sáu, 03/01/2025 | 06:01
Kế hoạch phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030 trên địa bàn Đồng Nai đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học chiếm tối thiểu 20% trong các ngành chế biến.
Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến, nhằm tìm đầu ra cho các sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản như: hàu, mực đại dương, cá nóc, cá tra ...
Công nghệ sinh học được ứng dụng rất nhiều trong hầu hết các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp cho đến y dược và môi trường. Đặc biệt trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ứng dụng công nghệ sinh học đã và đang mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích rõ rệt.
Các nhà khoa học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã nghiên cứu và sản xuất thành công nước giải khát chứa astaxanthin - một chất chống oxy hóa với hoạt tính cao hơn các carotenoit khác nhiều lần và được mệnh danh là “siêu vitamin E”.
Kết quả Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020
Sản xuất một số thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm công nghiệp chế biến tôm, phát triển các sản phẩm mới, gia tăng giá trị phụ phẩm tôm, đồng thời bảo vệ môi trường.
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản là một trong những nội dung quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Natri triphosphat là chất phụ gia quan trọng được sử dụng trong các sản phẩm thịt. Nó hỗ trợ cải thiện chất lượng thịt trong quá trình chế biến. Đồng thời, nó còn giúp kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.
Để phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản ở Việt Nam theo kịp được xu hướng của thế giới, tất yếu là phát triển theo hướng hiện đại với mức tự động hoá cao, ứng dụng chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và an toàn thực phẩm.
Nếu so sánh với quốc tế, các chuyên gia đánh giá trình độ và năng lực công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam đạt mức trung bình của thế giới.
Ngày 22 tháng 9 năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030.
Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực hỗ trợ các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo định hướng chuyển dịch từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng và đã mang lại nhiều kết quả cao, có ý nghĩa về kinh tế - xã hội.
TS. Nguyễn Viết Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản đã có cuộc trao đổi ngắn về vai trò của công nghiệp chế biến trong việc nâng cao giá trị ngành hải sản.
Thị trường enzyme công nghiệp được định giá sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,9% trong giai đoạn 2018-2023.
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm, đã có chia sẻ về vai trò của công nghệ sinh học đối với công nghiệp chế biến nói riêng và với ngành công nghiệp thực phẩm nói chung.
Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai đề án và đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng các công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, protein trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
Đây được xem là hướng nghiên cứu xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0, khoa học công nghệ cũng đang có mặt trong mọi ngóc ngách của đời sống và cần thiết đối với nhiều hoạt động tất cả các lĩnh vực trong xã hội loài người. Trong bối cảnh đó đòi hỏi phải có sự lựa chọn ưu tiên để giải quyết các vấn đề của xã hội.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng và chế biến tôm đã đem lại giá trị xuất khẩu cao chiếm tỷ trọng lớn trong ngành thủy sản Việt Nam với sản lượng tôm ngày càng tăng.
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện trong các năm qua với các nhiệm vụ khoa học nhằm tạo nên các sản phẩm theo chuỗi từ nghiên cứu ở phòng thí nghiệm đến khi có sản phẩm hàng hóa và lưu thông trên thị trường, đồng thời cũng là cầu nối giữa khoa học nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, bước đầu tạo nên chuỗi kinh tế tuần hoàn.