Thứ sáu, 19/04/2024 | 17:54

Thứ sáu, 19/04/2024 | 17:54

Tin Đề án

Cập nhật 10:25 ngày 24/03/2021

Tận dụng phế thải công nghiệp chế biến tinh bột sắn tạo sản phẩm giá trị gia tăng cao

Tận dụng những phế phẩm như bã sắn, vỏ sắn, dịch mủ sắn từ quá trình sản xuất tinh bột sắn, Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Giang Long Thịnh đã phối hợp với Viện Công nghệ sinh học nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh và enzym ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và năng lượng sinh học (Biogas).
Đây được xem là hướng nghiên cứu xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Phế thải công nghiệp chế biến tinh bột sắn: Nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và năng lượng sinh học (Biogas)
Tận thu nguồn phế thải dư thừa
Theo số liệu của Hiệp hội tinh bột sắn Việt Nam cả nước có 100 nhà máy sản xuất tinh bột sắn (NMTBS) ở quy mô công nghiệp. Hoạt động của các NMTBS phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, đồng thời gặp phải sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả của các nhà sản xuất Thái Lan và các nước Asian khác có công nghệ sản xuất hiện đại hơn . 
Để theo kịp tình hình, bên cạnh việc ưu quy trình sản xuất thì việc tận dụng các nguồn phế thải để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng như phân bón và khí sinh học Biogas, tận thu bã sắn thô phục vụ cho các cơ sở chăn nuôi là vô cùng cần thiết, góp phần hạ giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiện, việc tận dụng các nguồn thải hữu cơ từ hoạt động sản xuất của NMTBS ở Việt Nam còn hạn chế, nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa có được các giải pháp công nghệ phù hợp để tận thu được các nguồn phế thải tạo thành các sản phẩm có giá trị gia tăng góp phần hạ giá thành.
Xuất phát từ thực trạng này Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh (Quảng Bình) tiến hành thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm “Sử dụng phế thải công nghiệp chế biến tinh bột sắn để sản xuất thức ăn chăn nuôi và năng lượng sinh học (Biogas)”. Dự án được sự phối hợp của Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Đề tài thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 và đã được Bộ Công Thương đã tổ chức nghiệm thu.
Đáp ứng được nhu cầu trong nước
Mục tiêu của đề tài nhằm đưa ra được giải pháp công nghệ toàn diện sử dụng các chế phẩm vi sinh và enzym giúp chuyển hóa được các phế phẩm từ quá trình sản xuất tinh bột sắn thành thức ăn gia súc và lên men Biogas thu khí sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
ThS. Nguyễn Quốc Việt báo cáo kết quả thực hiện đề tài
Theo ThS. Nguyễn Quốc Việt – Chủ nhiệm đề tài, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành toàn bộ nội dung đăng ký với Bộ Công Thương bao gồm: Hoàn thiện và đưa ra được 04 quy trình công nghệ sản xuất sinh khối vi khuẩn Bacillus với nấm men và chế phẩm đa enzyme dạng bột và dịch; Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị lên men phục vụ cho công nghệ thu nhân và sản xuất sinh khối vi khuẩn, nấm men và enzyme thủy phân; Thiết kế, chế tạo thiết bị lên men bã sắn làm thức ăn dạng lỏng và thiết bị lên men bã sắn làm thức ăn chăn nuôi dạng đặc; Hoàn thiện được giải pháp cải tạo và nâng cao hiệu quả Biogas.
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đã tiến hành xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất được 500 tấn thức ăn lỏng và 500 tấn thức ăn đặc. Lượng thức ăn này được thử nghiệm chăn nuôi tại các nông hộ và một phần đã được bán ra thị trường đem lại phản hồi tích cực.
Sản phẩm nghiên cứu
Theo KS Lê Văn Thơ - Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh, trung bình mỗi năm Công ty chế biến trên 50.000 tấn củ sắn với nguồn phụ phẩm bã sắn trên 30.000 tấn/măm, vỏ sắn trên 5.000 tấn/năm và nươc thải (dịch mủ) trên 100.000m3/năm. Nhưng hiện nay Công ty vẫn đang bán bã sắn tươi với giá 200 - 300 đồng/kg, vỏ sắn, năng lượng sấy sử dụng khí sinh học thu nhận từ Biogas chỉ đạt được trung bình 50-55%, còn lại vẫn là Than đá, dẫn tới chi phí sản xuất tinh bột sắn khá cao, hoàn toàn không có khí sinh học từ Biogas cho sản xuất tinh bột biến tính khi mùa vụ sản xuất tinh bột sắn kết thúc.
Từ khi áp dụng công nghệ nghiên cứu của đề tài đã tận dụng được nguồn phế thải của quá trình chế biến tinh bột sắn, góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường - KS Lê Văn Thơ nhấn mạnh.
TS. Đặng Tất Thành, Chuyên viên chính Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đánh giá: “Điểm sáng của đề tài là đã tận dụng và kế thừa những thành tự khoa học công nghệ vào để giải quyết vấn đề môi trường. Đây cũng là một trong số đề tài kết hợp thành công giữa nhà khoa học và doanh nghiệp góp phần tài mang đến sản phẩm giá trị hơn nhờ môi trường sản xuất không phát thải. Đồng thời, đây là một mô hình có tính khả thi cao để Bộ Công Thương có thể nhân rộng.”
 Đại diện công ty Long Giang Thịnh cho biết, trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Mai Anh

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 0
  • 3
  • 8
  • 2
  • 0
lên đầu trang