Thứ bảy, 21/12/2024 | 19:27
Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến, nhằm tìm đầu ra cho các sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản như: hàu, mực đại dương, cá nóc, cá tra ...
Từ con hàu, con mực,... là những nguồn lợi biển rất phổ biến tại Việt Nam nếu chỉ khai thác và chế biến theo phương pháp truyền thống giá trị kinh tế mang lại thấp và rất khó để tiến đến xuất khẩu. Áp dụng khoa học công nghệ, với sự phát triển của công nghệ sinh học, ngành công nghiệp chế biến thủy sản đang dần “chuyển mình” sang một hướng đi mới.
Thực hiện dự án “Sản xuất surimi và một số sản phẩm chế biến surimi từ mực đại dương”, nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ được công nghệ sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ mực đại dương, từ đó nâng cao giá trị sử dụng và kinh tế của nguồn nguyên liệu này, đồng thời giúp cho nghề khai thác mực đại dương ở nước ta phát triển bền vững theo hướng công nghiệp.
Trong khuôn khổ thực hiện Đề án Phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Bộ Công Thương đã giao Viện nghiên cứu hải sản thực hiện 05 nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của ngành thủy sản.
ThS. Nguyễn Viết Nghĩa-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản nêu 4 góp ý tại buổi Tọa đàm Công nghiệp sinh học đến năm 2030 nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến thủy, hải sản.
Viện nghiên cứu Hải sản được giao thực hiện 03 dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020