Thứ tư, 15/05/2024 | 12:38

Thứ tư, 15/05/2024 | 12:38

Tin tức

Cập nhật 02:54 ngày 24/09/2018

Chương trình đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020

Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước… Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã xây dựng chương trình đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, để phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo động lực phát triển KT – XH của tỉnh, xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực KT – XH, QP – AN; trước mắt tập trung ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông, lâm nghiệp, dược liệu, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhằm đảm bảo đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa... Tăng cường sự liên kết giữa các trung tâm, đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp và thị trường, nhân rộng các mô hình ứng dụng đạt hiệu quả cao. Trong đó mục tiêu cụ thể của tỉnh ta đến năm 2020 là: Đầu tư phòng thí nghiệm, phòng nuôi cấy mô cho một số Trung tâm khoa học kỹ thuật của tỉnh, đảm bảo đủ năng lực nghiên cứu và đề xuất việc ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến quy mô công nghiệp đối với các nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản, dược liệu đặc thù của tỉnh. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ về công nghệ sinh học, bảo đảm đến năm 2020 cơ bản có đủ cán bộ nghiên cứu, phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý và sản xuất, kinh doanh tại tỉnh. Tiếp cận, làm chủ công nghệ sinh học, ứng dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp trên diện rộng để sản xuất các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Hình thành từ 2 – 3 cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học để tiếp nhận công nghệ vi sinh, công nghệ nhân giống với mục tiêu có thể sản xuất tại chỗ một số giống, sản xuất chế phẩm vi sinh bảo vệ thực vật, dược liệu, phụ chế thực phẩm và thực phẩm lên men, chế phẩm vi sinh xử lý rác thải, phế phẩm, chất thải khu vực nông nghiệp, nông thôn…
Chương trình cũng đã xây dựng và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sinh học theo cơ chế thị trường. Chú trọng đa dạng hóa các nguồn lực cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghiệp sinh học theo cơ chế thị trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công nghệ sinh học đối với quá trình phát triển KT – XH của địa phương. Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học trong các lĩnh vực KT – XH, đảm bảo QP – AN. Nâng cao hiệu quả hợp tác về công nghệ sinh học…
Theo Báo An Giang
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 8
  • 5
  • 1
  • 5
  • 5
  • 7
lên đầu trang