Thứ năm, 09/05/2024 | 06:37

Thứ năm, 09/05/2024 | 06:37

Tin Đề án

Cập nhật 10:37 ngày 29/10/2018

Phát triển nghề nuôi cá chình ở Việt Nam nhờ ứng dụng công nghệ sinh học

Chỉ sau hơn 1 năm phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện ứng dụng công nghệ nuôi cá chình theo mô hình khép kín, công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân (Khánh Hòà) đã mở rộng quy mô sản xuất 2-3 lần, 1 năm thu lợi nhuận 30% so với vốn bỏ ra. 
Đó là hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận của đừ tài nghiên “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình” thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020. Dự án đã xây dựng được quy trình sản xuất thức ăn nuôi cá chình quy mô công nghiệp. 
Cá chình là vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nghề nuôi cá chình đã nhanh chóng phát triển, đặc biệt ở các tỉnh khu vực Miền Trung và Miền Nam. Trước đây, thức ăn nuôi cá chình chủ yếu là cá tạp. Phương thức nuôi nhỏ lẻ gây ảnh hưởng đến môi trường, khó kiểm soát dịch bệnh dẫn đến năng suất và hiệu quả thấp. Một số cơ sở nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá chình nhưng còn phụ thuộc vào nhập khẩu, chất lượng không ổn định. 
Cho cá chình ăn 
Nhằm giúp cho nghề nuôi cá chình phát triển bền vững, ý tưởng nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn thức công nghiệp cho cá chình được Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai từ năm 2012. Các nghiên cứu ban đầu tập trung chủ yếu vào công nghệ sản xuất thức ăn nuối cá chình từ enzym, và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt nam. 
Theo Th.S Hoàng Văn Duật, kết quả nghiên cứu ban đầu vẫn còn một số hạn chế về thiết bị dây chuyền. Quy trình công nghệ chưa mang tính ổn định. Năm 2015, đề tài đã được Bộ Công Thương phê duyệt sản xuất thử nghiệm. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã tiếp tục hoàn thiện công nghệ, sản xuất thức ăn nuôi cá chình chất lượng cao, giá thành thấp. Mục tiêu của dự án là hoàn thiện công nghệ, thiết bị ứng dụng enzym để sản xuất thức ăn công nghiệp dạng bột mịn để nuôi cá chính giống và thương phẩm, góp phần nâng hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá chình ở Việt Nam. 

Xưởng sản xuất thức ăn cá chình tại Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tiếp nhận để sản xuất thức ăn cho cá chình giống và cá chình thương phẩm. Công ty đã sản xuất 15 tấn thức ăn cho cá chình giống và trên 60 tấn thức ăn cho cá chình thương phẩm. Theo tính toán ban đầu, giá bán sản phẩm hoàn thiện giảm 20% so với giá nhập khẩu thức ăn từ Trung Quốc. 
Sau gần 02 năm nuôi cá bằng sản phẩm thức ăn của dự án, kết quả phân tích sản lượng và chất lượng cá nuôi cho thấy sản phẩm thức ăn cá chình của dự án có chất lượng không thấp hơn sản phẩm nhập ngoại. Đồng thời giá sản phẩm thấp hơn sản phẩm cùng loại ngoại nhập (15-20%). Ước tính, với công suất 1.000 tấn/năm, Công ty sẽ thu lợi nhuận được khoảng 5 tỉ đồng/năm, thời gian hoàn vốn trong 40 tháng. 
Bộ Công Thương kiểm tra định kỳ thực hiện dự án tại Công ty Vạn Xuân T9 /2018 
Thành công lớn của dự án là sản phẩm thức ăn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế đối quy mô nuôi cá trình theo quy trình khép kín và còn phù hợp với mô hình nuôi quảng canh tại nhiều địa phương. Hiện nay, thức ăn cho cá chình do dự án cung cấp đang được sử dụng rộng rãi tại 40 tỉnh, thành phố. Dự án đã mở ra hướng phát triển mới trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. 
GS TS Nguyễn Văn Cách, Giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội  nhận định “Tôi đánh giá đây là dự án rất thành công. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thức ăn thuỷ sản, có độ tan rã trong nước 1 - 2 giờ, có hoạt độ enzym phù hợp.  Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện, doanh nghiệp đã phát triển nhà xưởng, phát triển quy mô nuôi cá chình theo hướng khép kín, đảm bảo điều kiện môi trường tối ưu để ươm và nuôi cá chình. Dự án đã làm chủ được công nghệ, chủ động hoàn toàn từ ươm giống đến thương phẩm. Sản phẩm cá chình sử dụng thước ăn công nghiệp đã được tiêu thụ mạnh trong nước và xuất khẩu cho các nước lân cận.
Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân  mỗi năm xuất ra thị trường nửa triệu con giống và khoảng hơn 30 tấn cá thương phẩm. Sản xuất thức ăn theo quy trình của dự án ngoài đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhờ nâng cao sản lượng, chất lượng cá chình giống và thương phẩm còn góp phần đảm bảo VSATTP, giảm ô nhiễm môi trường do kiểm soát được thức ăn, không sử dụng cá tạp làm thức ăn. 
Thông tin dự án
Tên dự án: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình
Thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020
Đơn vị thực hiện: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chủ nhiệm dự án: Th.S Hoàng Văn Duật        
Vụ Khoa học và công nghệ

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 7
  • 9
  • 7
  • 3
  • 1
  • 9
lên đầu trang