Chủ nhật, 04/05/2025 | 23:56
Lipomyces starkeyi bổ sung vào thức ăn chăn nuôi gà. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung cao nấm men trong thức ăn giúp trọng lượng gà tăng 26%, lợi nhuận tăng 33% so với việc sử dụng thức ăn thông thường.
Nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã và đang áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Qua đó không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn góp phần nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Dự án “Nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp một số chế phẩm vi sinh, enzym và protein” thành công là bước đột phá, tạo nền tảng trong nghiên cứu công nghệ sinh học và công nghệ chiết xuất, bào chế thực phẩm chức năng có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
Ngày 09/02/2023, tại bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức khánh thành Nhà máy Sản xuất phân bón Sông Lam Tây Bắc. Việc khánh thành nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sẽ góp một phần lớn vào việc xử lý cũng như tận dụng phụ phế phẩm của các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn.
Sáng ngày 16/8/2022, Trung tâm Sáng tạo & Kết nối Cộng đồng đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và tạo chế phẩm chứa Anthocyanin từ khoai lang tím Vĩnh Long”.
Sản phẩm do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất, có khả năng phòng trừ nhện đỏ hai chấm gây hại trên cây trồng.
Màng sinh học là một trong những quy trình hiệu quả, chi phí thấp trong các cách xử lý nước bị nhiễm dầu bằng phân hủy sinh học. Việc làm chủ công nghệ và sử dụng ngay chính các vi sinh vật bản địa ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta chủ động về sản phẩm và công nghệ để ứng phó với các sự cố ô nhiễm môi trường.
Sản phẩm PIG-FERON của nhóm tác giả ở Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM có khả năng phòng bệnh dịch tả heo Châu Phi và một số bệnh do virus khác.
Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ đã bước đầu nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm sinh học astaxanthin từ một số chủng nấm men đỏ Xanthophyllomyces dendrorhous phân lập để ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng.
Astaxanthin được chứng minh là có hoạt tính kháng ô xi hóa rất mạnh (gấp 600 lần vitamin C, 550 lần vitamin E và hơn 10 lần các carotenoid khác như β-caroten) và nhiều chức năng sinh học quan trọng.
Tận dụng nguồn phế phẩm hạt bơ, nhóm tác giả Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo ra chế phẩm polyphenol dạng bột, có thể sử dụng làm thức ăn nhằm năng tăng cường hệ miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng.
Chỉ với dịch phụ phẩm thủy sản (cá tra) ban đầu, thông qua xử lý có thể trở thành nguồn nguyên liệu chất lượng mà giá thành rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi cấy thu PHA từ chủng tái tổ hợp.
Nhóm các nhà khoa học của Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất chế phẩm chứa nano selen (SeNPs) kết hợp polysaccharide.
Nhằm tăng cường miễn dịch và nâng cao hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng, các nhà khoa học của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã tận dụng nguồn phế phẩm là hạt bơ để điều chế sản phẩm polyphenol để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm.
Thông qua việc thực hiện một dự án cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, các nhà khoa học thuộc Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) và Công ty TNHH Tư vấn y dược quốc tế (IMC) đã nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất được 9 nguyên liệu (bao gồm 6 nguyên liệu vi sinh, 2 nguyên liệu protein, 1 nguyên liệu enzym) và 8 sản phẩm thực phẩm chức năng ở quy mô công nghiệp.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm Nano – PGPR có tác dụng trị bệnh nấm vàng (bệnh giả sương mai) và một số bệnh do nấm khác trên cây dưa lưới.
Ngoài mục đích giải quyết bài toán về tiêu chuẩn sản xuất, việc thực hiện những nghiên cứu như giải pháp giảm histamine trong nước mắm của TS. Trần Thị Thu Hằng và các cộng sự ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam được kỳ vọng giúp nước mắm truyền thống trở về đúng vị trí của mình trên thị trường hơn 90 triệu dân.
Viện Thuốc lá đã thực hiện nhiệm vụ khoa học nghiên cứu ứng dụng chế phẩm polyphenols chiết xuất từ cây chè trong sản xuất thuốc lá điếu nhằm cải thiện chất lượng cảm quan, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng và đồng thời giảm thiểu một số chất độc hại trong khói thuốc, hạn chế tác hại của thuốc lá tới sức khỏe cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ sinh học, chủ nhiệm đề tài là TS. Nguyễn Thị Đà đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học tái tổ hợp sinh tổng hợp Bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản”. Đề tài thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Thông qua sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn Y dược quốc tế (IMC) cùng thực hiện dự án “Nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp một số chế phẩm vi sinh, enzym và protein”.