Thứ sáu, 09/05/2025 | 22:09
Các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng được bộ sưu tập vi sinh vật biển có tiềm năng sinh các hoạt chất sinh học bao gồm khả năng sinh enzyme chuyển hoá polysaccharide và các hợp chất kháng sinh với đầy đủ các thông tin cần thiết về nguồn phân lập, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh hoá và định danh tên loài.
Thái Bình là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp. Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả và bền vững, gắn bó chặt chẽ với xây dựng nông thôn mới là một trong những vấn đề cốt lõi, đã và đang được Thái Bình đặc biệt quan tâm.
Trong khi vi khuẩn probiotic sống tạo ra nhiều lợi ích cho sức khỏe khi được tiêu hóa, vi khuẩn này phải đi qua dạ dày và vào đường ruột để có hiệu quả. Các nhà khoa học đã phát triển lớp phủ mới dựa trên tảo thử nghiệm có thể sớm giúp làm được điều đó.
Bằng cách tận dụng các phụ phẩm có sẵn để ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh hoạt tính được xem là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả nhờ tiết kiệm được chi phí thức ăn, vật nuôi phát triển tốt và không ảnh hưởng đến môi trường.
Màng sinh học là một trong những quy trình hiệu quả, chi phí thấp trong các cách xử lý nước bị nhiễm dầu bằng phân hủy sinh học. Việc làm chủ công nghệ và sử dụng ngay chính các vi sinh vật bản địa ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta chủ động về sản phẩm và công nghệ để ứng phó với các sự cố ô nhiễm môi trường.
Việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm vi sinh từ những 'vi khuẩn thân thiện' hay vi khuẩn có lợi được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản.
Với những ưu điểm vượt trội như giảm chi phí thức ăn, giảm dịch bệnh, cá tăng trưởng nhanh hơn, bảo vệ môi trường nước… nuôi cá áp dụng công nghệ vi sinh đang mở ra nhiều triển vọng để phát triển nghề nuôi thủy sản theo chiều sâu.
Đây là giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thuỷ phân, hạn chế mùi phát sinh, cho hàm lượng các acid amin sau thuỷ phân cao, có thể áp dụng tại nông hộ.
Lignin là một loại polymer thơm tự nhiên, có thành phần phổ biến thứ hai sau cellulose. Lignin được tìm thấy trong thực vật, phụ phẩm nông nghiệp và nhiều nơi khác
Nước xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, là yếu tố không thể thay thế. Đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch được là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Bằng việc sử dụng bánh dầu hoặc bã đậu nành kết hợp enzyme, các cán bộ của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học YERSIN đã sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm cá.
Thông qua việc thực hiện một dự án cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, các nhà khoa học thuộc Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) và Công ty TNHH Tư vấn y dược quốc tế (IMC) đã nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất được 9 nguyên liệu (bao gồm 6 nguyên liệu vi sinh, 2 nguyên liệu protein, 1 nguyên liệu enzym) và 8 sản phẩm thực phẩm chức năng ở quy mô công nghiệp.
Ngoài mục đích giải quyết bài toán về tiêu chuẩn sản xuất, việc thực hiện những nghiên cứu như giải pháp giảm histamine trong nước mắm của TS. Trần Thị Thu Hằng và các cộng sự ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam được kỳ vọng giúp nước mắm truyền thống trở về đúng vị trí của mình trên thị trường hơn 90 triệu dân.
Nghiên cứu lâm sàng mới chỉ ra rằng một loại phụ gia thực phẩm được sử dụng rộng rãi, carboxymethylcellulose (CMC) làm thay đổi môi trường ruột của những người khỏe mạnh, làm nhiễu loạn nồng độ vi khuẩn có lợi và chất dinh dưỡng.
Thông qua sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn Y dược quốc tế (IMC) cùng thực hiện dự án “Nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp một số chế phẩm vi sinh, enzym và protein”.
Công nghệ này đơn giản, không quá phức tạp, dễ triển khai thực hiện ở quy mô lớn vì không yêu cầu công nghệ và thiết bị phức tạp, chủ yếu sử dụng men, chế phẩm vi sinh và enzyme.
TS. Hồ Tú Cường (Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và các đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công pin nhiên liệu vi sinh vật (Microbial Fuel Cell - MFC) không sử dụng mạch điện ngoài - một dạng hệ thống điện sinh học có cách thiết kế và vận hành khác hẳn với phương thức truyền thống.
TS Hồ Tú Cường (Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và các đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công pin nhiên liệu vi sinh vật (Microbial Fuel Cell - MFC) không sử dụng mạch điện ngoài.
Nhằm tìm ra biện pháp giảm hàm lượng histamine (một hợp chất gây ngộ độc) trong nước mắm, các nhà khoa học thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để giảm hàm lượng histamine trong nước mắm truyền thống” thuộc “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”.
Mô hình này còn được gọi là protein đơn bào, hay sản xuất lương thực từ không khí. Được thực hiện thông qua quá trình sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.