Thứ hai, 23/12/2024 | 00:53
Với suy nghĩ làm sao để đưa hoạt chất saponin ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm tốt cho sức khỏe, các nhà khoa học của Trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn đã nghiên cứu và làm chủ được công nghệ sản xuất saponin từ trái bồ kết và bồ hòn và ứng dụng vào sản xuất dược mỹ phẩm.
Protein trứng, sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và phổ biến trong rất nhiều sản phẩm. Hiện nay, chúng đã có thể có được sản xuất từ nấm men và nấm mốc bằng quá trình lên men đặc hiệu.
Trường Đại học Sao Đỏ phối hợp cùng Công ty Cổ phần thức ăn Chăn nuôi VTH (Hải Dương) đã ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thành công thức ăn dạng lỏng cho lợn, giúp lợn dễ tiêu hóa hơn và tăng cường sức đề kháng.
Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa chiết xuất thành công hoạt chất quinonoid có nguồn gốc từ cầu gai để sản xuất mỹ phẩm.
Sữa chua và phomat là hai sản phẩm chế biến từ sữa có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời tốt cho sức khỏe. Hai sản phẩm này đều được sản xuất dựa trên nguyên tắc đông tụ protein của sữa nhưng theo các phương pháp khác nhau. Bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bản chất của 2 quá trình đông tụ protein này nhé!
Sau 2 năm nghiên cứu Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm đã xây dựng được quy trình công nghệ tách chiết, thu nhận axit chlorogenic từ hạt cà phê xanh.
Bài báo công bố kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly hoạt chất từ rễ ba kích và ứng dụng xây dựng quy trình sản xuất kẹo bổ sung dịch chiết rễ cây ba kích có hoạt chất anthraquinone.
Mới đây, Viện Công nghệ hóa học (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) đã sản xuất thành công protein thủy phân và vật liệu hydroxyapatite (HA) từ phế phẩm xương cá bằng phương pháp enzyme.
Quá trình sản xuất rượu vang trải qua nhiều công đoạn phức tạp trong đó lên men chính là lên men phụ là hai quá trình trung tâm.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghiệp thực phẩm đã sản xuất thành công phụ gia chống oxy hóa dạng nước và dạng bột để ứng dụng vào sản xuất sữa chua, bánh bông lan.
Nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPCHM gồm Trần Minh Quang, Huỳnh Đỗ Trang Nguyệt, Nguyễn Sơn Cảnh, Phạm Hoàng Hải Nguyên, Trần Vĩnh Nhựt mới đây đã sản xuất thành công rượu lên men từ hạt mít với hương vị thơm nồng của rượu truyền thống.
Viện Nghiên cứu Hải sản đã bắt tay với Tập đoàn Sao Mai ứng dụng thành công công nghệ enzyme để biến phụ phẩm cá tra thành nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Với sản phẩm phân bón hữu cơ Moringa và phân bón thủy canh hữu cơ Moringa, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế hi vọng sẽ góp phần cải thiện độ an toàn trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hướng tới nền nông nghiệp xanh.
Rau, quả là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chính vì thế, việc thực hiện các quy trình sơ chế rau củ quả đúng quy chuẩn sẽ giúp đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.
Rau Sam là loại thực vật phổ biến ở Việt Nam, là cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của Rau Sam như: bảo vệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tiểu đường, có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, bảo vệ gan và chống viêm.
Hiện nay, việc sản xuất chế phẩm enzyme đã và đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô công nghiệp, không ngừng tăng về khối lượng, chủng loại và lĩnh vực ứng dụng.
Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng enzyme pectinase để thu dịch lên men và tìm các điều kiện phù hợp của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae RV002.
Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng do TS. Bùi Xuân Đông dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Sản xuất bột gia vị dinh dưỡng từ cơ thịt sẫm màu cá ngừ bằng công nghệ sinh học” trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu quy trình tạo được rễ tơ cây bá bệnh trong phòng thí nghiệm, từ đó xây dựng công nghệ nhân sinh khối rễ trong hệ thống nuôi cấy bioreactor 20 lít, giúp hỗ trợ chuyển giao công nghệ để đi đến sản xuất quy mô lớn,
“Nghiên cứu tách chiết peptit mạch ngắn có hoạt tính sinh học để sản xuất thực phẩm chức năng dùng cho bộ đội làm nhiệm vụ đặc biệt” do Viện Công nghệ mới thực hiện là một trong 76 công trình vừa được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2021.