Thứ sáu, 09/05/2025 | 22:04
Thực phẩm hư hỏng có thể được định nghĩa là thực phẩm đã bị ôi thiu không đạt tiêu chuẩn để sử dụng. Các sản phẩm bánh, giống như nhiều thực phẩm chế biến có thể bị hư hỏng về vật lý, hóa học và vi sinh.
Tận dụng những phế phẩm như dăm mảnh gỗ vụn, bùn thải, vỏ cây, giấy phế liệu,…nhóm các nhà khoa học tại Viện Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội đang tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất protein đơn bào để ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây được xem là hướng nghiên cứu xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trên cơ sở các kết quả đạt được, một số định hướng phát triển công nghệ vi sinh trong thời gian tới đã được xác định và đề xuất dựa trên 3 nhóm chính (công nghệ, hạ tầng và ứng dụng) và 3 cấp (quốc gia, ngành/lĩnh vực và doanh nghiệp).
Ngày nay, vai trò của vi sinh vật làm nguồn giống chủng ngày càng được nghiên cứu chuyên sâu vì có ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong công nghệ lên men để sản xuất các sản phẩm lên men, enzyme, chế phẩm sinh học, kháng sinh, acid hữu cơ, vitamin, nhiên liệu sinh học,...
Với phương pháp ủ yếm khí quả cà phê tươi sử dụng 5 chủng vi sinh sống cộng sinh, thời gian xử lý giảm xuống 5-6 lần trong khi lượng nước cũng giảm xuống 10 lần so với cách ủ ướt thông thường mà người dân đang áp dụng.
Công nghệ vi sinh (CNVS) có vai trò quan trọng trong sản xuất chế phẩm sinh học và cung ứng dịch vụ y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Công nghệ này quyết định trên 50% số lượng và chất lượng sản phẩm thuốc/kháng sinh và thực phẩm chức năng; trên 80% sản phẩm sinh học có hoạt tính cao; gần 100% các sản phẩm vắc xin và probiotic cho người.
Nhằm giảm lượng histamine trong nước mắm, bảo vệ sức khỏe người sử dụng, TS. Trần Thị Thu Hằng và các cộng sự tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã bắt tay thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để giảm hàm lượng histamine trong nước mắt truyền thống”.
Trước đó, chưa có công bố nào về việc sử dụng than sinh học (biochar) làm chất mang cho vi sinh vật tạo màng sinh học để tạo chế phẩm xử lý nước ô nhiễm. Và nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ sinh học đã bước đầu đạt được thành công với nghiên cứu “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học xử lý nước”.
Anh Nguyễn Hữu Huy Hào (SN 1995, đại biểu đoàn Cà Mau), là người sáng lập và điều hành 4 doanh nghiệp: công ty TNHH xử lý môi trường Nguyễn Trần chuyên xử lý dịch vụ bùn thải cho các nhà máy xí nghiệp sản xuất tôm tại Cà Mau; công ty TNHH tổ thức sự kiện Tám Hồng; công ty đất sạch hữu cơ NaTa; nông trại Nông nghiệp công nghệ cao Cà Mau Farm.
Tiềm năng thị trường trong lĩnh vực vi sinh công nghiệp ở nước ta tương đối lớn và có sự khuyến khích từ Nhà nước. Tuy nhiên công nghệ nội địa chưa đáp ứng được kỳ vọng về nguồn cầu trong nước, mức độ sẵn sàng công nghệ của Việt Nam cho sản xuất và thương mại các sản phẩm vi sinh công nghiệp còn rất hạn chế; trình độ, năng lực của các công nghệ thành phần còn yếu ở một số công nghệ đóng vai trò quan trọng…
TTCT (Litopenaeus vannamei) được nuôi phổ biến ở Việt Nam; nhưng với hình thức nuôi thâm canh và siêu thâm canh mật độ cao như hiện nay đã tạo ra lượng chất thải lớn gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc giảm lượng chất thải, và xử lý chất thải còn lại ở cuối vụ nuôi là vấn đề cần được quan tâm.
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA, phân hữu cơ trong sản xuất hành và biện pháp bảo quản hành bằng rơm tại Hải Dương” do Viện Sinh học nông nghiệp thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm chủ đề tài.
Việc tận dụng rơm rạ, trấu để sản xuất than sinh học trong chế phẩm xử lý nước nhiễm dầu sẽ góp phần hạn chế việc đốt rơm rạ, gây ô nhiễm môi trường sau mỗi mùa gặt.
Giá thể sinh học tự do (MBBR) đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải. Để nâng cao hiệu quả xử lý sinh học tại hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất giấy bao bì với tiêu chí dễ áp dụng, không phải cải tạo hệ thống thì giải pháp ứng dụng MBBR là phù hợp.
Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu của cây trồng nông nghiệp đang tăng với tốc độ nhanh. Theo Báo cáo Sản lượng Nông nghiệp toàn cầu năm 2019, năng suất toàn cầu cần tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 1,73% để sản xuất lương thực, thức ăn, chất xơ và năng lượng sinh học bền vững cho 10 tỷ người vào năm 2050.
Lên men malolactic bao gồm quá trình khử một phân tử cacbonic của acid L-malic bằng enzyme thành acid L-lactic. Đây là một phản ứng quan trọng được thực hiện bởi các vi khuẩn lactic trong quá trình sản xuất rượu vang ở đa số các loại rượu vang đỏ và một số loại rượu vang trắng như rượu champagne, rượu vang trắng khô của một số loại nho acid.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện rằng glycan – các phân tử đường có phân nhánh được tìm thấy trong dịch nhầy – có thể ngăn chặn các vi khuẩn tương tác với nhau và ngăn chúng hình thành lớp màng sinh học gây nhiễm trùng, làm cho chúng trở nên vô hại đối với cơ thể người.
Quy trình xử lý nước thải bằng nano sắt hóa trị 0 do kỹ sư Thiều Quốc Hân, Phó Giám đốc Viện KH&CN quân sự (Bộ Quốc phòng) và các cộng sự đề xuất vừa có khả năng xử lý hiệu quả nhiều chất ô nhiễm cùng lúc, vừa tiết kiệm chi phí và dễ dàng vận hành, phù hợp với nhiều quy mô khác nhau.
Việc làm chủ công nghệ và sử dụng ngay chính các vi sinh vật bản địa ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta chủ động về sản phẩm và công nghệ để ứng phó với các sự cố ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng ứng dụng vi sinh vật xử lý dầu trong nước thải thay thế cho các phương pháp xử lý hóa học khác tại các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư xử lý nước thải, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.