Thứ ba, 30/04/2024 | 17:23

Thứ ba, 30/04/2024 | 17:23

An toàn thực phẩm

Cập nhật 09:00 ngày 01/09/2018

Chỉ tiêu an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Ngày 27/06/2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Văn bản số 2825/UBND-VX về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 04/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về (sau đây gọi là Chỉ thị 09).
Đội quản lý ATTP Chợ Bình Điền – Ban Quản lý ATTP TP.HCM tiến hành kiểm tra lấy mẫu giám sát thủy sản tại chợ.
Chỉ thị 09 đề cập về tình hình các lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo vi phạm về quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu. Một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do một số hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn được sử dụng trong y tế, công nghiệp và chăn nuôi động vật trên cạn. Việc phối hợp để kiểm soát chưa chặt chẽ, các hộ nuôi thủy sản có thể dễ dàng tiếp cận và lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản dẫn đến thực phẩm bị tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nhằm giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm nông lâm thủy sản lưu thông, tiêu thụ trong nước, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động giám sát nhằm cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố ATTP trước khi phân phối đến người tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Thông tư cung cấp tiêu chí xác định sản phẩm và chỉ tiêu ATTP cần giám sát như sau: Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP theo phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ATTP; cảnh báo của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu; Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện không bảo đảm ATTP từ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP của năm trước; Sản phẩm, chỉ tiêu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể; và theo yêu cầu của Bộ NN và PTNT, Sở NN và PTNT.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 về danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam để kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong sàn xuất kinh doanh động vật thủy sản. Ngày 25/11/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT thay thế danh mục thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam và danh mục thuốc thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam đã ban hành tại thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT.
Ngoài ra để hiểu rõ các hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm, danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, mức giới hạn tối đa đối với các phụ gia thực phẩm và các quy định quản lý nhà nước về phụ gia thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/VBHN-BYT ngày 15/06/2015 về hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm. Đây là văn bản hợp nhất Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế và Thông tư 08/2015/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm giới thiệu lại Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 02/VBHN-BYT ngày 15/06/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 7
  • 0
  • 4
  • 3
  • 4
  • 7
lên đầu trang