Thứ năm, 02/05/2024 | 01:58

Thứ năm, 02/05/2024 | 01:58

An toàn thực phẩm

Cập nhật 03:31 ngày 24/09/2018

Nhiều thách thức trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Hưởng ứng Tháng an toàn thực phẩm, chiều 10/5, tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Báo Hà Nội mới phối hợp với Sở Y tế Hà Nội và Quận ủy Hà Đông tổ chức Toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Vai trò của các quận uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2018". 
Toạ đàm “Vai trò của các quận uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2018"-Ảnh: Minh Anh
Nâng cao ý thức bảo đảm VSATTP từ sản xuất đến tiêu dùng
Tại cuộc Tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, trên địa bàn TP.Hà Nội có gần 70.000 cơ sở thực phẩm; 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp; 15 cơ sở giết mổ giĐiểm neoa súc gia cầm bán công nghiệp; 4 khu giết mổ gia súc gia cầm thủ công và hơn 1.000 điểm, hộ giết mổ nhỏ, lẻ thủ công. Hà Nội có 454 chợ, 120 siêu thị, 22 Trung tâm thương mại; diện tích rau an toàn đạt 5.500 ha/12.000 ha; khoảng gần 200 hộ nông dân trồng trọt chăn nuôi. Sản xuất thực phẩm của Thành phố hiện đáp ứng được khoảng 60%, số còn lại phải nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.
Theo Ông Trần Văn Chung, Hà Nội đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các hoạt động về ATTP và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý về ATTP ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, duy trì phối hợp cam kết với các tỉnh lân cận về kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm về Hà Nội, về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa 3 sở: Y tế - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Công Thương trong quản lý về ATTP… Công tác truyền thông về ATTP cũng được đẩy mạnh, phương pháp truyền thông được đổi mới, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành được tăng cường, đặc biệt trong dịp lễ, Tết, Lễ hội, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, thực hiện tốt các chương trình, mô hình điểm về ATTP.  Đồng thời, Thành phố đã chủ động giám sát ATTP phục vụ các hội nghị, sự kiện lớn của trung ương và thành phố.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, trong năm 2017-2018, Sở Công Thương đã phối hợp với lực lượng 389 tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn thành phố, đồng thời chỉ đạo các lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông; lực lượng quản lý thị trường tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất để bảo đảm sự an toàn của đầu ra hàng hóa; chống hàng lậu, hàng giả trên các tuyến đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường thủy từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội; phối hợp với các lực lượng hải quan để kiểm soát chặt chẽ các nguồn nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng rau, củ, quả; tập trung kiểm tra các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị. Qua đó, ý thức của người sản xuất và người tiêu dùng đã được nâng lên rõ rệt.
Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long cho biết, công tác bảo đảm VSATTP đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó là vấn đề dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, hoá chất bảo quản trong nông sản, thực phẩm như rau, quả, thịt gia súc, gia cầm, hải sản; vấn đề rượu không nguồn gốc, rượu pha cồn công nghiệp… vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề chế biến thực phẩm còn nhiều bất cập do trình độ, quy mô sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta với gần 90% là thủ công, hộ gia đình, cá thể kèm theo đó là nguy cơ không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Quá trình giao thương, trao đổi trên thị trường vẫn chưa kiểm soát hiệu quả; thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu còn lưu thông. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm của một số tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng còn chưa cao…
Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc
Trả lời câu hỏi quan tâm thiết thực của các độc giả báo Hà Nội mới liên quan đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm, lãnh đạo các quận, huyện, Sở, ngành của thành phố Hà Nội đã chia sẻ thông tin về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn, cũng như các giải pháp đã, đang và sẽ thực hiện để tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Hoàng Mai cho biết, ngay đầu nhiệm kỳ, quận đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc bảo đảm VSATTP trên địa bàn, quy định rõ trách nhiệm của chính quyền trong quản lý bảo đảm VSATTP, gắn trách nhiệm với người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra mất vệ sinh ATTP.
Ngoài ban hành văn bản chỉ đạo, quận tăng cường thông tin tuyên truyền bảo đảm VSATTP nói chung và tại các chợ đầu mối nói riêng bằng nhiều hình thức phong phú như qua loa phóng thanh, tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp đến từng hộ kinh doanh, gia đình... Khi có dịch, tại các chợ đầu mối, BQL chợ mời 100% các chủ hộ kinh doanh họp để phổ biến gấp, yêu cầu thực hiện nghiêm quy định của thành phố và quận.
Quận cũng tuyên truyền, vận động 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cam kết không kinh doanh, vận chuyển, buôn bán thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, sử dụng chất cấm, phụ gia không được phép. Các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối được hướng dẫn, giúp đỡ để ghi chép đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm kinh doanh. Các hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực phẩm đầu vào...
Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Phan Hồng Việt cho biết, công tác quản lý kiểm tra ATTP trên địa bàn luôn được Quận ủy, HĐND, UBND quận quan tâm và chỉ đạo các phòng, ban liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát; phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh về ATTP. Quận đã tập trung tuyên truyền, ký cam kết tới các hộ kinh doanh buôn bán rượu trên địa bàn với các nội dung: Không bán rượu có chứa cồn công nghiệp; không bán rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ... Đồng thời, tăng cường các biện pháp cảnh báo người dân về mặt hàng này.
Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Quận uỷ Tây Hồ cho biết, trên địa bàn quận hiện có 8 phường với 8 chợ dân sinh, trong đó quận đã xây dựng được 3 cửa hàng rau sạch tại 3 chợ dân sinh. Kết quả này có sự đóng góp của các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý về VSATTP, ông Nguyễn Tiến Mạnh nêu ra một số giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đối với các đoàn thể chính trị - xã hội; sự phối hợp giữa các đoàn thể với UBND các cấp; đẩy mạnh xây dựng mô hình bảo đảm VSATTP từ cơ sở....Tuy nhiên, theo ông Mạnh, khó khăn đặt ra cho các đoàn thể chính trị - xã hội hiện nay là kinh phí bảo đảm để các tổ chức, đoàn thể hoạt động.
Qua trao đổi tại Tọa đàm, cho thấy, để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực phẩm không an toàn, ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, rất cần sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của các quận uỷ, cấp ủy Đảng cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp trong công tác bảo đảm VSATTP. Đồng thời cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc cung cấp thực phẩm an toàn; nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc....
Theo Báo Chính phủ
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 7
  • 2
  • 2
  • 4
  • 7
  • 7
lên đầu trang