Thứ bảy, 27/04/2024 | 22:36

Thứ bảy, 27/04/2024 | 22:36

An toàn thực phẩm

Cập nhật 12:08 ngày 03/07/2023

Quảng Ninh: Nâng cao kiến thức và trách nhiệm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm, Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Lưu Đức Dũng – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh cho biết, một trong những nội dung được chúng tôi triển khai tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đó là giới thiệu chi tiết hệ thống các quy định pháp luật về điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong ghi nhãn hàng hóa; xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; quy định về thu hồi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm...
Quảng Ninh tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Bên cạnh cung cấp kiến thức về quy định pháp luật của Nhà nước trong quản lý an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp cũng được chia sẻ, trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh để từ đó các cơ quan quản lý có những giải thích, hướng dẫn, qua đó giúp các doanh nghiệp thực thi đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toànthực phẩm, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Quảng Ninh có 48.175 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó lĩnh vực thuộc ngành Y tế quản lý 10.794 cơ sở (cấp tỉnh quản lý 1.552 cơ sở, cấp huyện quản lý 9.242 cơ sở), ngành Công Thương quản lý 8.874 cơ sở (cấp tỉnh quản lý 148 cơ sở, cấp huyện quản lý 8.726 cơ sở), ngành Nông nghiệp quản lý 28.507 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (cấp tỉnh quản lý 1.009 cơ sở, cấp huyện quản lý 27.498 cơ sở).
Mặc dù phần lớn cơ sở thực phẩm trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, cá thể hộ gia đình, thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp đa dạng, phong phú các loại thực phẩm trong tỉnh, ngoài tỉnh và thực phẩm nhập khẩu nên việc kiểm soát an toàn thực phẩm luôn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm tập trung chỉ đạo, các sở, ngành và UBND các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác trao đổi thông tin, phối hợp với các sở, ngành, địa phương trên toàn tỉnh trong hoạt động quản lý, thông tin tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm được thực hiện tốt, bám sát với tình hình thực tế.
Trong quá trình kiểm tra, các Đoàn kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục quy định của pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức bảo đảm an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở; việc tuân thủ về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn và các quy định khác có liên quan. Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Qua kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận cơ quan quản lý chuyên môn cấp huyện, xã đã triển khai theo đúng quy định các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là trong dịp cao điểm thực hiện “Tháng Hành động vì An toàn thực phẩm năm 2023” tính từ ngày 15/4 đến nay.
Đoàn kiểm tra liên ngành số 3 của tỉnh Quảng Ninh triển khai công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023
Các cơ sở sản xuất trực tiếp có ý thức sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới áp dụng quy trình canh tác giảm sử dụng phân, thuốc có gốc hoá học trên cây trồng, vật nuôi, chấp hành quy định cách ly theo quy định trong trường hợp có sử dụng.
Các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm có đầu tư thiết bị máy móc để chế biến thực phẩm theo quy trình, đạt vệ sinh, có sử dụng kho, kệ để bảo quản sản phẩm sau chế biến, qua đó đảm bảo chất lượng sản phẩm, phục vụ tiêu dùng an toàn.
Ngoài ra Đoàn kiểm tra nhắc nhở các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm một số lỗi nhỏ liên quan đến quy trình đảm bảo vệ sinh thực phẩm, việc thu gom, xử lý phụ phẩm sau khi chế biến thực phẩm, việc lưu mẫu và xử lý mẫu lưu…
Nguồn: Báo Công Thương
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 7
  • 8
  • 1
  • 8
  • 6
lên đầu trang