Thứ hai, 29/04/2024 | 23:11

Thứ hai, 29/04/2024 | 23:11

An toàn thực phẩm

Cập nhật 01:24 ngày 14/04/2023

An Giang: Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tháng hành động năm 2023

Toàn tỉnh An Giang có 354 bếp ăn tập thể trong doanh nghiệp, cụm, khu công nghiệp và trường học. Các bếp ăn tập thể này có nhiều hình thức phục vụ khác nhau, như: Ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp của các công ty có giấy phép sản xuất thực phẩm hoặc Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn để phục vụ công nhân, học sinh.
Công tác bảo đảm An toàn thực phẩm (ATTP) luôn nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị tỉnh An Giang, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt nhiều kết quả. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ sở sản xuất - kinh doanh (SXKD) và người dân về ATTP chuyển biến tích cực; sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng được quan tâm.  
Tuy nhiên, quá trình chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm, nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm xảy ra do nhiều nguyên nhân, như: Nhiễm vi khuẩn, nấm độc, virus, các hợp chất hóa học, các chất độc có trong thực phẩm và các tác nhân gây bệnh khác. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm ATTP còn nhiều bất cập, hạn chế. Còn tình trạng quảng cáo thực phẩm sai sự thật, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích tăng trưởng...
Thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới, ngày 29/3/2023, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch 01/KH-BCĐLNTATTP triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2023.Với chủ đề “Bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới”, từ ngày 15/4 đến 15/5/2023, ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP, Tháng hành động vì ATTP  năm 2023 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm.
Theo đó, tỉnh An Giang tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, ATTP; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở SXKD vi phạm quy định về an ninh, ATTP. Trong đó, đẩy mạnh xử lý các vi phạm về quảng cáo thực phẩm; tăng cường hậu kiểm, lấy mẫu giám sát... nhằm giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn. Đồng thời, nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở SXKD thực phẩm.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế An Giang Phan Vân Điền Phương, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các bếp ăn tập thể hiện nay cần:
 Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa 3 ngành: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương và các ban, ngành liên quan. Quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý các sản phẩm không đảm bảo an toàn thông qua hệ thống kiểm soát cả chuỗi cung cấp thực phẩm, để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
- Hiện nay, công tác thanh, kiểm tra còn hạn chế do thiếu lực lượng, không thể tổ chức kiểm tra thường xuyên các bếp ăn tập thể với số lượng ngày càng nhiều. Do đó, cần nâng cao nhận thức của người đứng đầu Doanh nghiệp, trường học, để họ hiểu rõ sức khỏe của người lao động, học sinh chính là tài sản, lợi nhuận, yếu tố quyết định thành công của đơn vị. Từ đó, có trách nhiệm xây dựng bếp ăn tập thể đúng quy chuẩn, như: Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho nhân viên; không nhập nguyên liệu kém chất lượng; thường xuyên vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ chế biến thực phẩm… Người trực tiếp chế biến tại các bếp ăn tập thể phải được đào tạo cơ bản về ATTP và luôn có ý thức trong việc lựa chọn thực phẩm.
- Đối với người tiêu dùng, người lao động trong các Doanh nghiệp và học sinh các trường học bán trú cần có sự hiểu biết để hành động đúng. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh khu vực ăn uống, giám sát chất lượng bữa ăn của mình và tẩy chay những sản phẩm không đảm bảo an toàn.
Các Doanh nghiệp, nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, yêu cầu các bếp ăn thực hiện đúng quy định đảm bảo ATTP. Công đoàn các Doanh nghiệp phát huy vai trò giám sát tại các bữa ăn, đảm bảo chất lượng bữa ăn, đi đôi với an toàn vệ sinh thực phẩm. Bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực làm việc tại các bếp ăn đảm bảo các tiêu chí về sức khỏe, kiến thức, tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, lựa chọn và ký kết hợp đồng cung cấp với những hộ sản xuất, cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín, giấy chứng nhận an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 9
  • 5
  • 0
  • 3
  • 3
lên đầu trang