Thứ tư, 01/05/2024 | 09:41

Thứ tư, 01/05/2024 | 09:41

An toàn thực phẩm

Cập nhật 04:50 ngày 13/07/2022

TP. HCM tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Là cơ quan phối hợp trong công tác quản lý liên ngành về an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất ban dầu nông, lâm, thủy sản, muối trên địa bàn thành phố. Từ năm 2017 đến nay, Sở đã tích cực đẩy mạnh và tăng cường công thực hiện công tác này, nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý.
Cụ thể, trong công tác thông tin, tuyên truyền, Sở đã tổ chức treo 7.226 băng rôn tuyên truyền, 188.410 tờ bướm, 7.500 tờ gấp, 560 đĩa CD, DVD, 2.400 sổ tay, tập huấn 269 lớp cho hơn 13.200 lượt người tham dự. Ngoài ra, Sở đã tuyên tuyền sử dụng thức ăn thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn; định kỳ hàng tuần thông tin tình hình sinh vật hại cây trồng và biện pháp phòng trừ.
Hay trong công tác giám sát an toàn thực phẩm, từ năm 2017 đến nay, Sở đã tổ chức lấy mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản để giám sát các chỉ tiêu vi sinh, kháng sinh, hóa chất tồn dư. Kết quả, đã lấy 11.608 mẫu tại vùng sản xuất, cơ sở sơ chế, giết mổ, trạm kiểm dịch động vật. Tỷ lệ mẫu vi phạm là 106 mẫu (chiếm 0,9 %), tỷ lệ nhiễm vi sinh từ 12,0 - 18% tùy chủng loại. Qua kết quả giám sát từng năm, tỷ lệ mẫu vi phạm tồn dư kháng sinh, nhiễm vi sinh giảm, tỷ lệ nhiễm vi sinh vẫn còn cao. Do vậy, cần phải tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh trong thời gian tới.
Trong khi đó, qua công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện, xử phạt 117 trường hợp vi phạm  trong lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 1,218 tỷ đồng.
Công tác giám sát an toàn thực phẩm cần được tăng cường đẩy mạnh để bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm. (Ảnh minh họa: https://hanoimoi.com.vn/)
Với công tác kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, Sở đã tổ chức đánh giá, cấp 606 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, giết mổ trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt, Sở đã phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm thực hiện Đề án xây dựng mô hình “Chuỗi thực phẩm an toàn”; lấy mẫu giám sát virus dịch tả heo Châu Phi tại 02 chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn. Cùng với đó, tham gia, phối hợp với Sở Công Thương, Ban Quản lý An toàn thực phẩm triển khai Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo thuộc Dự án Mô hình Chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm Thành phố. Đến nay, có 09 cơ sở giết mổ gia súc tham gia Đề án với số lượng heo nhập vào cơ sở giết mổ có thông tin truy xuất nguồn gốc đạt 87%.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp Đoàn liên ngành phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn và xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép. Kết quả, đã phát hiện và xử lý 5.220 trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép với số tiền 12,970 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã phối hợp các đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức giám sát, thanh kiểm tra các sơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố, thôgn qua việc phối hợp với các sở ngành, quận, huyện, Sở đã thực hiện nhiều nội dung tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm tại vùng sản xuất, sơ chế, giết mổ, trạm đầu mối giao thông; kết nối sản xuất - tiêu thụ các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp thành phố.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân công 01 Phòng và 03 chi cục: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản), với tổng nhân sự là 112 người.
Theo đó, Sở thực hiện nhiệm vụ được giao là quản lý nhà nước đối với sản xuất ban dầu nông, lâm, thủy sản, muối, bao gồm: quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kiểm soát giết mổ trên địa bàn thành phố; phối hợp thực hiện các Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn, Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm, mô hình chợ thí điểmm bảo đảm an toàn thực phẩm; phối hợp các đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và xử lý các trường hợp vi phạm.
Hà Nguyễn

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 7
  • 1
  • 6
  • 6
  • 5
  • 2
lên đầu trang