Thứ sáu, 26/04/2024 | 12:09

Thứ sáu, 26/04/2024 | 12:09

An toàn thực phẩm

Cập nhật 05:40 ngày 13/08/2021

Ngành Công Thương Nghệ An: Công tác quản lý an toàn thực phẩm ngày càng đi vào nề nếp

Trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương Nghệ An là tập trung chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Bên cạnh việc tăng cường phối hợp các ngành trong công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành sẽ tăng cường công tác giám sát, hậu kiểm an toàn thực phẩm và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Chia sẻ về kết quả thực hiện 5 năm Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ông Lê Đức Ánh - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - cho biết: Được sự quan tâm, vào cuộc, đồng bộ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương nên công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ rệt.

Lực lượng chức năng kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Công tác phân công, phân cấp quản lý nhà nước về ATTP đã được triển khai, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương. Hệ thống văn bản thực hiện Luật ATTP về cơ bản đã được ban hành, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời, đáp ứng tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận thời cho quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về ATTP.
Trong thời gian qua, Sở Công Thương đã tổ chức 29 lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước lĩnh vực ATTP cho lực lượng cán bộ, công chức thuộc ngành và UBND các huyện, thành, thị; kiến thức pháp luật cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý cho gần 5.000 người tham dự.
Hàng năm, Sở cũng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh về đảm bảo ATTP các dịp cao điểm. Trong đó, chủ trì thành lập Đoàn liên ngành ATTP dịp Tết Trung thu và phối hợp với các sở, ngành tham gia Đoàn liên ngành ATTP địp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP. Theo thống kê, từ tháng 5/2016 - 6/2021, qua công tác thanh tra, kiểm tra ATTP đã xử lý 2.123 vụ, với tổng giá trị xử phạt trên 6 tỷ đồng.
Ngoài ra, từ năm 2016 đến tháng 7/2021, Sở đã cấp 172 Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện ATTP; tiếp nhận cam kết đảm bảo ATTP của 11 cơ sở… Các chuỗi cung ứng thực phẩm sạch từ trang trại đến người tiêu dùng đang được các chủ cơ sở đầu tư triển khai, mở rộng, thu hút sự quan tâm tin dùng đối của người dân như chuỗi các cửa hàng Vinmart, Sunmart...
“Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm, chú trọng việc thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về tầm quan trọng của bảo đảm ATTP đối với đời sống xã hội, sức khỏe con người, qua đó từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về ATTP vào nề nếp, tổ chức thực hiện đồng bộ hiệu quả các chính sách và pháp luật về ATTP” - ông Lê Đức Ánh cho hay.
Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ còn nhiều và thường xuyên biến động. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác ATTP tuyến cơ sở chưa chuyên trách thường kiêm các nhiệm vụ khác; kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ test nhanh thực phẩm phục vụ công tác đấu tranh ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo ATTP mặc dù đã được hỗ trợ nhưng vẫn còn hạn chế… khiến công tác bảo đảm ATTP còn gặp một số khó khăn.
Mặt khác, quy định việc tự công bố sản phẩm đã cắt giảm được thủ tục hành chính cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, tuy nhiên các đơn vị có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm tại địa phương còn ít, trong khi cơ sở sản xuất, kinh doanh còn loay hoay trong việc lựa chọn các chỉ tiêu kiểm nghiệm cũng như chi phí cho việc kiểm nghiệm còn khá cao, đặc biệt đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Do đó, các cơ sở nhỏ lẻ thực hiện việc tự công bố trên địa bàn còn ít.
Trước tình hình đó, Sở Công Thương Nghệ An kiến nghị, Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, phân cấp triển khai thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn đồng bộ, quyết liệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đảm bảo ATTP theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, ưu tiên triển khai các chương trình và cấp nguồn kinh phí cho ngành trong công tác: Tuyên truyền, tập huấn kiến thức ATTP cho các cơ sở, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thuộc ngành Công Thương; công tác hậu kiểm ATTP, lấy mẫu giám sát, ưu tiên các thực phẩm có nguy cơ cao.
“Cần bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP theo đúng quy định; hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương trong công tác xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm; bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý về ATTP, đặc biệt là cán bộ tuyến huyện, xã” - ông Lê Đức Ánh nêu.
Theo Báo Công Thương
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 6
  • 6
  • 0
  • 3
  • 3
lên đầu trang