Thứ tư, 15/01/2025 | 13:43
Việc tăng cường đầu tư vào nghiên cứu các công nghệ chế biến sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm từ thanh long là giải pháp cần thiết để giải tỏa sức ép tiêu thụ trái tươi, cũng như phát triển bền vững cây thanh long.
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của quá trình thanh trùng bằng nhiệt đến sự thay đổi hàm lượng betacyanin và màu sắc của sản phẩm thạch rau câu thanh long ruột đỏ.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm đã đánh giá chất lượng nguyên liệu thanh long ruột đỏ Lập Thạch, Vĩnh Phúc và cung cấp giải pháp công nghệ nhằm giữ lại tối đa thành phần anthocyanin có hoạt tính sinh học cao trong nước uống có giá trị dinh dưỡng từ quả thanh long ruột đỏ.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thông số thủy phân dịch thanh long ruột đỏ bằng enzyme Pectinex Ultra SP-L và đánh giá chất lượng nước thanh long ruột đỏ sau lên men.
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân lập và tuyển chọn nấm men có hoạt tính lên men cao nhằm ứng dụng lên men rượu vang thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus). Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 29 chủng nấm men từ 12 mẫu trái thanh long trồng tại các tỉnh/thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Bến Tre.