Chủ nhật, 11/05/2025 | 21:45
Nhận thấy các lợi ích từ hoạt chất tự nhiên của cây gừng gió, cây hoa hoè, cây mít, cây kế sữa… PGS.TS Nguyễn Đức Bách – Khoa Công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và bào chế được sản phẩm kem dưỡng làm trắng sáng da tự nhiên phù hợp với nhu cầu chăm sóc, bảo vệ da cho nhiều đối tượng người dùng và thị trường mỹ phẩm.
Cá nóc xanh (Lagocephalus wheeleri) là một nguồn nguyên liệu có trữ lượng nguồn lợi, sản lượng khai thác lớn và giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt nguồn protein từ thịt cá nóc được xếp vào nhóm các protein lý tưởng.
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ chủ trì thực hiện, ThS. Phạm Trí Nhựt làm chủ nhiệm, thuộc chương trình Vườn ươm Sáng tạo KH&CN Trẻ, được nghiệm thu năm 2022.
Từ ngày 18/7/2023 đến ngày 20/7/2023, Ban Quản lý An toàn thực phẩm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố tổ chức 03 lớp tập huấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của các cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và quận/huyện phụ trách công tác giám sát an toàn thực phẩm.
Nghị quyết số 36-NQ/TW về Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSN) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đặt ra mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta thành quốc gia có nền CNSH phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về CNSH, thuộc nhóm dẫn đầu châu Á.
Theo đánh giá của Ban điều phối Ca cao Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ mới tiêu thụ được khoảng 30% sản lượng hạt Ca cao lên men trong nước, còn lại khoảng 70% lượng hạt xuất khẩu thô, các công ty chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng về ngành chế biến Ca cao tại Việt Nam.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, chiều 21/4 (giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã có buổi hội kiến với Phó Thủ tướng Ines Maria Chapman Waughn và tọa đàm với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Elba Roza Perez Montolla.
Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ chủ trì thực hiện, ThS. Đào Tấn Phát làm chủ nhiệm, thuộc chương trình Vườn ươm Sáng tạo KH&CN Trẻ, được nghiệm thu năm 2021.
Các nhà khoa học vừa tìm ra được cách tái chế nhựa polystyrene thành một sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn Axit benzoic.
Cây gừng gió (Zingiber zerumbet Smith) ở nước ta có nhiều khắp các tỉnh miền núi từ Bắc tới Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng gió Việt Nam chứa hàm lượng Zerumbone cao, Zerumbone phân lập, không những có tác dụng chống ung thư in vitro, in Vivo mà còn có tác dụng phòng ngừa ung thư và chống tái phát ung thư.
Moniliella một chi đặc biệt trong ngành nấm đảm (Basidiomycota) do có khả năng lên men và hoạt động trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao. Với khả năng sinh trưởng và phát triển trên nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau, Moniliella spp. đã và đang được ứng dụng trong công nghệ sinh học mà điển hình là ứng dụng trong sản xuất đường erythritol, một chất tạo ngọt không calo.
Từ những năm 1995, các nghiên cứu trong nước mới chỉ tập trung vào phân lập và xác định tính chất các enzyme thuộc nhóm thuỷ phân của các chủng vi khuẩn nuôi cấy được từ suối nước nóng Bình Châu, do đó chưa đánh giá được hết tiềm năng của vi sinh vật trong suối nước nóng này.
Ba kích (Morinda officinalis) là dược liệu được sử dụng phổ biến, được biết đến với các tác dụng: bổ thân, tráng dương, mạnh gân cốt, tăng lực, tăng sức đề kháng, chống viêm, hay có tác dụng trên hệ nội tiết...
Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, PGS. TS. Cung Thị Tố Quỳnh cùng các cộng sự tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất dịch vải cô đặc và chất thơm từ nguyên liệu vải Việt Nam bằng các quá trình màng”.
Nhóm nghiên cứu của GS. TS. Nguyễn Minh Đức tại trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác động bảo vệ thận in vitro và in vivo của Sâm Việt Nam và thành phần hoạt tính” từ năm 2016 đến năm 2019.
Sau hơn 4 năm nghiên cứu, các nhà khoa học tại Phòng Vật liệu tiên tiến - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công sản phẩm Lycopen và Hệ nano Lycopen từ quả gấc Việt Nam.
Bộ giải pháp gồm ba sản phẩm có khả năng nâng cao hệ số tiêu hóa của gia súc, đồng thời tăng hiệu quả xử lý chất thải môi trường chuồng trại và ao nuôi. Giải pháp là sáng tạo khoa học của các nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nhằm tận dụng tối đa những lợi ích từ cây tía tô, PGS.TS Bùi Quang Thuật cùng cộng sự Viện Công nghiệp thực phẩm đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thu nhận sản phẩm giàu omega 3 và các hợp chất chống oxy hóa từ cây tía tô Việt Nam” và thu về nhiều kết quả đáng chú ý.