Thứ năm, 01/05/2025 | 21:55
Việc nghiên cứu thành công hai công nghệ sản xuất hỗn hợp axit béo không thay thế omega 3 & omega 6 và vitamin E từ nguồn phụ phẩm chế biến dầu đậu tương đã đem lại lợi ích thiết thực cho ngành công nghiệp sản xuất dầu thực vật.
Từ những thứ bị thải bỏ trong quá trình chế biến tôm như đầu, vỏ tôm, các nhà khoa học ở trường ĐH Nông Lâm (ĐH Huế) đã ứng dụng phương pháp vi sinh vật để xử lí hiệu quả các phụ phẩm tôm - vừa thân thiện với môi trường, vừa tạo ra các sản phẩm giá trị như probiotic giàu caroten-protein để ứng dụng trong chăn nuôi.
Công nghệ lên men tự nhiên chế biến đầu tôm thành các dịch đạm sản xuất nước mắm, nước sốt, phụ gia thực phẩm… giúp tăng giá trị so với công nghệ truyền thống.
Không chỉ đưa phụ phẩm thủy sản trở thành nguyên liệu cho sản phẩm mới, tái chế phụ phẩm thủy sản còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gia tăng hiệu quả kinh tế.
Những nguồn phụ phẩm thủy sản như các loại xương cá, vỏ hàu, vỏ sò… tại Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng rất dồi dào và phong phú. Các phụ phẩm này chứa hàm lượng canxi cao nhưng chủ yếu tồn tại ở dạng thô, khó tận dụng.
Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu sản xuất bột canxi từ phụ phẩm thủy sản (vỏ hàu, vỏ sò…) bằng phương pháp thủy phân enzym để làm phụ gia thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Kết quả cho thấy, điều kiện phù hợp để sản xuất bột canxin từ phụ phẩm thủy sản bằng phương pháp thủy phân enzym Alcalase là 5 giờ ở nhiệt độ 55oC rồi bất hoạt enzym ở nhiệt độ 90-100oC trong 2-3 phút, sau đó sấy ở nhiệt độ 65oC trong 2 giờ...
Trong đầu vỏ tôm thường chứa protein, astaxanthin, và đặc biệt là chitin - một polymer sinh học chiếm tỷ trọng lớn. Từ chitin, thực hiện quá trình deacetyl, người ta có thể sản xuất ra chitosan.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Quốc gia Philippines (NFRDI) gần đây đã tìm ra phương pháp mới để chuyển chất thải chế biến đầu tôm thành bột thực phẩm, có khả năng tạo ra một nguồn thu nhập mới cho ngành tôm.
Thuận Châu là địa phương có nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp lớn, một số hộ dân đã tái sử dụng làm phân bón hữu cơ, nuôi trùn quế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm… mang lại lợi ích kép, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản hiện được đánh giá là nguồn tài nguyên tái tạo, giữ vai trò đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, một khối lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp tại Việt Nam chưa được sử dụng hợp lý và hiệu quả.
Ngày 09/08, tại TP HCM, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) đã tổ chức sự kiện Kết nối Ý tưởng với chủ đề "Công nghệ chế biến phụ phẩm tôm, mực" nhằm kết nối cung cầu công nghệ, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại TP. HCM và các tỉnh thành trong khu vực.
Vừa qua, trong khuôn khổ sự kiện “Techmart Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch” năm 2022 đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Ứng dụng công nghệ lên men tận dụng các phụ phẩm từ mít, thanh long… trong quá trình sản xuất và chế biến trái cây để tạo ra các nguồn nguyên liệu như mứt, tinh bột…”.
Protein từ phế phụ phẩm ngành giấy có thể trở thành nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, góp phần phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi vốn khan hiếm và đang phụ thuộc vào nhập khẩu; tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp.
Bộ Công Thương vừa nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất protein đơn bào từ nguồn phụ phẩm ngành giấy và ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi” do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ trì thực hiện.
Trong nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân protein từ phụ phẩm cá rô phi như tỷ lệ enzym papain và bromelin thô, thời gian và nhiệt độ thủy phân được đánh giá.
Protein từ phế phụ phẩm ngành giấy có thể trở thành nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, góp phần phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi vốn khan hiếm và đang phụ thuộc vào nhập khẩu; tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp.
Thủy phân phụ phẩm cá rô phi bằng phương pháp enzym để thu nhận protein là một hướng nghiên cứu đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất protein đơn bào từ nguồn phụ phẩm ngành giấy và ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi”. Đây là nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, do PGS.TS. Lê Quang Diễn, Đại học Bách Khoa Hà Nội làm chủ nhiệm.
Đây là giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thuỷ phân, hạn chế mùi phát sinh, cho hàm lượng các acid amin sau thuỷ phân cao, có thể áp dụng tại nông hộ.
Chỉ với dịch phụ phẩm thủy sản (cá tra) ban đầu, thông qua xử lý có thể trở thành nguồn nguyên liệu chất lượng mà giá thành rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi cấy thu PHA từ chủng tái tổ hợp.