Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:16

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:16

Tin tổng hợp

Cập nhật 08:36 ngày 29/08/2023

Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori bằng chế phẩm sinh học synbiotic

Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Thành phố, do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ chủ trì thực hiện, TS. Lê Bảo làm chủ nhiệm, thuộc chương trình Vườn ươm Sáng tạo KH&CN Trẻ, được nghiệm thu năm 2022.
Helicobacter pylori là một mầm bệnh trong cơ chế bệnh học của bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm hang vị kéo dài dẫn đến ung thư dạ dày. Trên toàn cầu, tỷ lệ nhiễm H. pylori chiếm hơn 50%, với tỷ lệ nhiễm cao hơn nhiều ở các nước phát triển, từ 70-90%. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hỗn hợp của lợi khuẩn và prebiotic tạo thành chế phẩm sinh học synbiotics là một phương pháp quan trọng có khả năng loại trừ H. pylori.
Synbiotics là chế phẩm sinh học kết hợp probiotics (vi sinh có lợi) và prebiotics (chất xơ không tiêu), chúng có thể cung cấp hiệu ứng hiệp đồng các cách thay thế và điều chỉnh chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột. Probiotics có thể ngân chặn sự xâm nhập và phát triển của H. pylori thông qua sản xuất mucin, autolysin, axit hữu cơ và kháng sinh vi khuẩn. Synbiotics có thể cải thiện hoạt động chống oxy hóa gây ra bởi nhiễm khuẩn H. pylori, thông qua việc tăng thâm nhiễm viêm lớp đệm dưới biểu mô dạ dày, dẫn đến sản xuất lượng lớn ROS, cũng như điều tiết các cytokine tiền viêm và hệ thống phản ứng miễn dịch.
Trong đề tài nói trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 5 chủng lợi khuẩn và đánh giá tiềm năng kháng khuẩn đối với H. pylori. Từ đó, lựa chọn prebiotic phù hợp với lợi khuẩn có hoạt tính cao nhất để sản xuất chế phẩm sinh học synbiotic.
Kết quả, đã khảo sát hoạt tính sinh học và đặc điểm lợi khuẩn của 5 chủng phân lập từ các sản phẩm lên men tại một số chợ truyền thống bằng các chỉ tiêu: kị nước, kháng acid và mật, bám tế bào Caco-2, đánh giá an toàn, kháng kháng sinh. Từ đó, định danh lợi khuẩn thuộc họ Lactobacillus. Sau khi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn H. pylori, chủng Lactobacillus fermentus AB005 được lựa chọn.
Để xây dựng công thức chế phẩm synbiotic, 3 loại prebiotic IOS, GOS và CLCP được sử dụng, kết quả cho thấy CLCP (Caulerpa lentillifera polysaccharide) phù hợp nhất cho chủng lợi khuẩn, từ đó hình thành công thức chế phẩm. Khảo sát hoạt tính kháng H. pylori trên mô hình tế bào cho thấy, chế phẩm thể hiện hoạt tính ức chế mạnh hơn so với phương pháp chỉ sử dụng lợi khuẩn hoặc CLCP. Chế phẩm có tác dụng giảm đáng kể H. pylori trên tế bào AGS.
Ngoài ra, cơ chế tác dụng kháng khuẩn của synbiotics đối với H. pylori bằng cách ngăn chặn H. pylori bám dính vào tế bào vật chủ thông qua thúc đẩy sự tiết IL-8 và NF-κB cũng được chứng minh. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần thúc đẩy việc sản xuất các chất bổ sung để diệt trừ Helicobacter pylori. Chế phẩm synbiotic từ đề tài có thể sử dụng cho một số sản phẩm bổ sung nhằm phòng ngừa nhiễm H. pylori, từ đó góp phần hạn chế sử dụng kháng sinh, hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Nguồn: cesti.gov.vn
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 8
  • 3
  • 5
  • 0
  • 3
lên đầu trang