Thứ bảy, 14/12/2024 | 04:00
Hiện nay, các nhà khoa học đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ ngành y sinh và thực phẩm. Trong đó, nhiều công trình nghiên cứu đã cho ra đời các loại sản phẩm từ nấm, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng và giá trị loại nông sản này.
Bộ Công Thương vừa tổ chức nghiệm thu Đề tài: Nghiên cứu công nghệ lên men sản xuất polysaccharopeptide PSK và PSP từ nấm Vân chi (trametes versicolor) ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) chủ trì thực hiện.
Bằng việc ứng dụng phương pháp lên men chìm, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã khai thác các đặc tính sinh học đáng quý của nấm Vân chi để sản xuất thành công sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
Trong nghiên cứu này nấm Vân chi (Trametes versicolor BRG04) được sử dụng để sản xuất polysaccharide-krestin (PSK) từ sinh khối sợi nấm thu nhận sau quá trình lên men chìm.
Nấm Vân chi (Trametes vercsicolor) là nấm dược liệu được sử dụng phổ biến để sinh tổng hợp Polysaccharopeptide (PSP), một chất có hoạt tính sinh học quý giá. Nghiên cứu này tập trung tối ưu hoá thành phần môi trường nuôi cấy nhằm tăng cường khả năng sinh tổng hợp PSP của nấm Vân chi trong môi trường lỏng.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu công nghệ lên men sản xuất Polysaccharopeptide PSK và PSP từ nấm Vân chi (Tramestes versicolor) ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng”.
Đề tài do Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện