Thứ bảy, 19/04/2025 | 23:32
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công hệ thống thiết bị và qui trình công nghệ chế tạo cho cả ba loại hạt nano kim loại là sắt, đồng và côban giúp tăng khả năng chống chịu, kích thích sinh trưởng và tăng năng suất cho cây ngô.
Công ty công nghệ năng lượng và môi trường Ces Plasma (Việt Nam) đã nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống rửa và bảo quản rau củ quả sạch áp dụng công nghệ plasma lạnh trong xử lý khí, nước, tạo nước diệt khuẩn.
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu bùn đáy ở rất nhiều nơi, từ âu thuyền Thọ Quang, các cảng cá ven biển, các vuông nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn,... để phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm hữu cơ.
Chất keo tụ Polyaluminium Chioride gọi tắt là PAC có nhiều ưu điếm hơn so với hóa chất keo tụ thông thường (phèn nhôm AI2(SO4)3.18H2O, phèn sắt (FeSO4. 7H2O)...).
Mục đích của nghiên cứu này nhằm xử lý được vị chát, vị đắng của nguyên liệu mực đại dương từ đó nâng cao giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cho nguồn nguyên liệu này. Bài báo đã đề cập đến kỹ thuật xử lý vị đắng, vị chát trong thịt mực bằng dung dịch muối ăn NaCl, có kiểm soát nhiệt độ và kết hợp với khuấy đảo.
Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ sinh học (sử dụng enzyme và vi sinh vật) nhằm loại bỏ nhựa cây trong nguyên liệu gỗ sản xuất giấy một cách an toàn và hiệu quả đang thu hút sự quan tâm không chỉ của giới nghiên cứu mà còn của các nhà sản xuất.
Quy trình được triển khai theo chuỗi khép kín từ nghiên cứu, thử nghiệm đến ứng dụng vào sản xuất và phân phối thương mại hóa sản phẩm, giúp tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào và nâng cao giá trị của con tôm.
Theo Tổng cục Thủy sản, mỗi năm, Việt Nam nuôi và khai thác hơn 6 triệu tấn thủy hải sản, trong đó tôm chiếm lượng lớn và tiếp tục gia tăng theo định hướng xây dựng ngành thủy hải sản trở thành mũi nhọn kinh tế của Chính phủ.
Ngày 09 tháng 8 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Theo đó, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (QCVN 02-32-1: 2019/BNNPTNT).
Vừa qua Viện Hàn lâm KHCN Việt nam được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 3 Bằng Độc quyền sáng chế về các chế phẩm sinh học phân huỷ màng polymer, plastic ( chất dẻo) có nguồn gốc khác nhau.
Giải pháp sơn chống bám bẩn sinh học không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, nhân công và chi phí vệ sinh, mà còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ của lồng lưới, cải thiện năng suất và giảm thiểu các nguy cơ, như rủi ro liên quan đến nhu cầu ôxy, hệ số chuyển đổi thức ăn và dịch bệnh ở cá nuôi.
Năm 2015, TS. Cao Văn Sơn, Công ty TNHH Viện công nghiệp Giấy và Xenluylô, Tổng công ty Giấy Việt Nam và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng enzyme để tẩy mực trong xử lý giấy tái chế với mục tiêu xây dựng được quy trình công nghệ và mô hình.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải ra môi trường đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng thường hay gặp các vấn đề về chi phí, thể tích bể lớn hoặc xử lý chất thải chưa được triệt để.
Trong những thập niên gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải từ các nhà máy chế biến thủy hải sản vừa và nhỏ thuộc các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày một gia tăng. Việc xây dựng và quản lý các hệ thống xử lý nước thải với công nghệ phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao, rất khó ứng dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương.
Trên thế giới hiện nay, hàng tỷ USD đã được chi cho các chương trình nghiên cứu và đưa các vật liệu, quy trình công nghệ sinh học xử lý nước ra thị trường.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) được đánh giá là đã tạo bước đột phá trong phương thức quản lý ATTP khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, và mặc dù tạo ra cơ chế thông thoáng hơn cho doanh nghiệp (DN) nhưng Nghị định 15 vẫn có nhiều quy định chặt chẽ về chất lượng sản phẩm...