Chủ nhật, 22/12/2024 | 10:14
Từ ngày 25/11/2020 - 25/2/2021, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thực hiện kế hoạch về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Mục đích chính của kế hoạch nhằm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến cuối năm 2020, đơn vị sẽ sử dụng phương pháp test nhanh để kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.
Mới đây WHO đã đưa ra khuyến cáo về béo chuyển hóa tồn tại trong thực phẩm chế biến sẵn và sản phẩm nướng thương mại.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
Hạn sử dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà người tiêu dùng xem xét trước khi quyết định mua một sản phẩm thực phẩm. Hiện nay, đối với sản phẩm chế biến bao gói sẵn được sản xuất trong nước và nhập khẩu, có nhiều cách ghi hạn sử dụng sản phẩm khác nhau, do đó người tiêu dùng cần có thông tin để hiểu về cách ghi hạn sử dụng của các sản phẩm thực phẩm để có thể sử dụng đúng cách tránh các hiểu lầm về hạn sử dụng sản phẩm và gây lãng phí thực phẩm.
Cuối tuần vừa qua (13-15/11/2020), Phiên chợ “Tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020” do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại siêu thị Big C Đà Lạt, thu hút sự tham gia của đông đảo người tiêu dùng địa phương.
Sáng 6/11/2020 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương.
Hiện nay, nhiều website của Sở Công Thương các, tỉnh thành phố trên cả nước đã đồng loạt đăng banner hưởng ứng. Dưới đây là hình ảnh của một số website của Sở Công Thương các tỉnh thành treo banner hưởng ứng Chương trình:
Hưởng các hoạt động về an toàn thực phẩm năm 2020, Sở Công Thương Ninh Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với nhóm hàng do ngành công thương quản lý trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình vừa có công văn số 1586/SCT-KTATMT, đề nghị Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp triển khai thực hiện một số hoạt động về an toàn thực phẩm năm 2020.
Thành phố Hà Nội sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP), xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về ATTP, cung cấp thông tin các cơ sở đạt và không đạt về ATTP trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và lựa chọn thực phẩm an toàn.
Vừa qua, Thành phố Hà Nội đã tổng kết phong trào thi đua An toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2016-2020 và đánh giá 1 năm triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tuyến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP. Hà Nội nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Sau một năm thí điểm kiểm tra chuyên ngành, lực lượng thanh tra của Hà Nội đã xử phạt 10.318 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm số tiền hơn 10,8 tỷ đồng.
Từ năm 2016 đến nay, tại Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm tra được 520.506 lượt cơ sở, xử phạt 31.065 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm với tổng số tiền hơn 134,8 tỷ đồng.
Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu gom hoặc tăng giá bất hợp lý đối với hàng hóa. Đồng thời, nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn, không để hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng.
Bao bì thông minh (smart packaging) và bao bì năng động (active packaging) đang ngày càng được quan tâm phát triển do những ưu điểm của nó trong bảo quản thực phẩm cũng như đảm bảo các yêu cầu về cảm quan và thẩm mỹ của đại đa số người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm hương vị tự nhiên, ít chất bảo quản.
Nhằm tăng cường công tác toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn, Sở Công Thương Quảng Nam đã tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra và xử lý việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh chấn chỉnh thực trạng thực phẩm không an toàn trên thị trường.
Qua 4 năm triển khai đề án “thành phố 4 an”, TP. Đà Nẵng đã tiến hành xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP), phạt tiền hơn 6 tỷ đồng; 99,35% cơ sở kinh doanh đã có giấy chứng nhận đủ tiều kiện ATTP, 8/66 chợ đạt chuẩn chợ ATTP, 269 siêu thị, cửa hàng tiện lợi đảm bảo đủ điều kiện ATTP.
Theo đánh giá của cơ quan hải quan, mô hình mới cắt giảm nhiều bước kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Những gánh hàng rong trước cổng trường từ thành thị đến nông thôn luôn thu hút nhiều học sinh, song thực phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe.