Chủ nhật, 28/04/2024 | 23:20

Chủ nhật, 28/04/2024 | 23:20

Tin tổng hợp

Cập nhật 08:29 ngày 27/06/2023

Tiếp tục phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Nhằm phát triển công nghệ sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đáp ứng nhu đầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngày 27/4/2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới (Chỉ thị số 36-CT/TW). Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình để triển khai thực hiện trong Đảng bộ tỉnh.
Theo đánh giá, qua thời gian triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 04/3/2005 và Kết luận 06-KL/TW, ngày 01/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn tỉnh, các cấp ủy, chính quyền, người dân và doanh nghiệp trong tỉnh ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công nghệ sinh học; một số chương trình, đề án, dự án ứng dụng công nghệ sinh trên một số lĩnh vực như: Nông nghiệp, y dược, môi trường, quốc phòng - an ninh... tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ảnh: Chế phẩm sinh học của Trung Tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Cà Mau nghiên cứu, phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh
Tuy nhiên, việc ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học của tỉnh phần lớn chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thủy sản và bảo vệ môi trường; kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học còn hạn chế; một số đề tài, sản phẩm công nghệ sinh học được nghiên cứu, chuyển giao nhưng ứng dụng vào thực tế đời sống xã hội chưa mang lại hiệu quả cao... Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thấy hết vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công nghệ sinh học; cơ chế, chính sách chưa phù hợp, thiếu hấp dẫn để thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu.
Chính vì thế, để tiếp tục phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học hiệu quả, tỉnh xác định mục tiêu: "Tập trung phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ sinh học, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học; phát triển, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu công nghệ sinh học trong khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GRDP của tỉnh".
Theo đó xác định: Đến năm 2030, phấn đấu có trên 50% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ dân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng; ngành công nghiệp sinh học có đóng góp từ 10% trở lên trong tỷ trọng GRDP của tỉnh. Đến năm 2045, phấn đấu toàn tỉnh có trên 80% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị, hộ dân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh tích cực ứng dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ; phát triển hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học của tỉnh thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đóng góp từ 15% trở lên trong tỷ trọng GRDP của tỉnh.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện như: Thống nhất nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới. Triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học.
Theo https://camau.dcs.vn/
Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 0
  • 6
  • 8
  • 5
  • 1
  • 5
  • 5
lên đầu trang